PLT LÀ GÌ – NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM PLT

Xét nghiệm PLT máu còn được biết đến như xét nghiệm tiểu cầu hay đếm số tiểu cầu. Xét nghiệm PLT được thực hiện để đếm số lượng tiểu cầu có trong máu. Số lượng tiểu cầu trong 1 microlit máu có giới hạn bình thường là 150,000 – 400,000.

1. Chức năng của tiểu cầu:

Tiểu cầu giúp máu có thể đông. Tiểu cầu là những tế bào hình đĩa được hình thành từ tủy xương và sau đó được từ từ giải phóng vào trong dòng máu. Chúng có một loại protein trên bề mặt – giúp những tế bào tiểu cầu dính lại được với nhau và dính với thành của những mạch máu. Điều này giúp máu có thể đông lại và ngưng chảy sau một chấn thương.

Nếu số lượng tiểu cầu giảm rất thấp (dưới 20,000/microlit), máu không thể dễ dàng đông lại được, dẫn đến mất máu nhiều hơn. Số lượng tiểu cầu cực kì thấp thậm chí có thể dẫn đến chảy máu tự phát. Là một tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Mặt khác, nếu số lượng tiểu quá cao, chúng có thể dính lại với nhau thành những khối (cục), gây tắc ghẽn mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tử vong do thuyên tắc huyết khối.

xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

xuất huyết giảm tiểu cầu

2. Khi nào bác sĩ chỉ định xét nghiệm PLT

Nếu một người bị chảy máu mà không rõ nguyên nhân, chảy máu từ những vết thường nhỏ nhưng không dễ cầm, có những vết bầm không giải thích được trên cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm PLT.

  • Một xét nghiệm PLT có thể cho thấy những bệnh tủy xương như ung thư tủy xương hay ung thư máu. Sự tăng số lượng của những tế bào ung thư sẽ lấn át những tế bào tủy xương (tiểu cầu) dẫn đến số lượng tiểu cầu giảm thấp.
  • Giảm số lượng tiểu cầu cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân có loét xuất huyết mạn tính ở dạ dày hay những vấn đề xuất huyết mạn khác.
  • PLT thấp cũng có thể là một dấu hiệu của một số rối loạn tự miễn nhất định như giảm tiểu cầu vô căn hay lupus, những bệnh gây giảm tiểu cầu, do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những kháng thể tấn công chính những cơ quan của nó.
  • Những bệnh nhân đang được xạ trị hay hóa trị cũng có thể có số lượng tiểu cầu thấp. Cũng như những bệnh nhân đang dùng những thuốc như digoxin, sulfa, valium, nitroglycerine hay quinidine.
  • Một vài bệnh lý thận nhất định cũng có thể dẫn đến giảm tiểu cầu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm creatinine

Xét nghiệm MPV

Xét nghiệm hemoglobin

3. Quy trình làm xét nghiệm PLT:

Xét nghiệm PLT được thực hiện như bất kì xét nghiệm máu nào khác. Bằng cách đâm vào một tĩnh mạch ở phía trong khuỷu tay, lấy máu và gửi mẫu máu cho phòng xét nghiệm.

Máu là một môi trường trung gian để vận chuyển nhiều chất trong cơ thể. Những chất này gồm chất dinh dưỡng, chất thải và nhiều hóa chất và hormone khác nhau. Bản thân máu có những cấu trúc tồn tại bên trong giúp thực hiện chức năng bình thường của máu. Những nghiên cứu y khoa đã đưa đến hiểu biết về một loạt những khoảng giá trị thông thường mà những cấu trúc hay chất trong máu phải dao động trong.

Tiểu cầu là một trong những chất hiện diện trong máu. Số lượng tiểu cầu chỉ là một trong những khía cạnh của xét nghiệm công thức máu. Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất trong phân tích y khoa. Xét nghiệm này giúp cho thấy một bức tranh cơ bản về sức khoa của cá nhân được thực hiện xét nghiệm.

xét nghiệm máuxét nghiệm plt

4. Khoảng giá trị bình thường và kết quả xét nghiệm PLT:

Giới hạn bình thường của số lượng tiểu cầu (PLT): 150,000-400,000/mcL.

Chức năng cơ bản của tiểu cầu liên quan đến đông máu. Sau một chấn thương, việc quá trình đông máu được bắt đầu là rất quan trọng. Quá trình này cho phép vết thương được bịt kín lại và ngăn ngừa chảy máu sau này tại vết thương.

Những cá nhân có kết quả PLT thấp có thể mắc những tối loạn đông/cầm máu – khi thậm chí những vết thương nhỏ nhất cũng gây mất nhiều máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, PLT thấp có thể dẫn đến chảy máu tự phát. Đây thực tế là một tình trạng khi những vết sước siêu vi bắt đầu rỉ máu. Thông thường, những tiểu cầu được thiết kế để gắn kết lại với nhau giúp bịt kín những vết thương. Điều này không xảy ra nếu số lượng tiểu cầu thấp một cách bất thường.

Tương tự, PLT cao chỉ ra rằng có quá nhiều tiểu cầu trong cơ thể. Việc này sẽ dẫn dến tình huống những cục máu đông được tạo ra ngay cả những khi không cần thiết. Những cục máu đông thường đáng lẽ chỉ được tạo ra quanh những nơi nội hay ngoại thương.

Đông máu quá mức chính bản thân nó là một tình trạng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tạo cục máu đông lớn. Khi một cục máu đông như thế được hình thành, nó làm tăng nguy cơ tắc mạch máu. Những cục máu đông cũng có thể làm tắc nghẽn dòng máu trong tim, điều có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch trầm trọng như nhồi máu cơ tim.

5. Tổng kết:

Xét nghiệm tiểu cầu được thực hiện theo cùng cách làm xét nghiệm máu thông thường. Một mẫu máu được rút từ một tĩnh mạch của cánh tay. Mẫu máu này sau đó sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm nơi nó được phân tích sử dụng những chất hóa học cũng như dưới kính hiển vi.

Kết quả PLT thường sau đó sẽ được phân tích bởi bác sĩ để kiểm tra xem có bất thường hay không. Số lượng tiểu cầu trong mẫu có thể được dùng để xác định nồng độ của tiểu cầu trong cơ thể. Khoảng giới hạn thông thường của PLT là 150,000-400,000 tiểu cầu/mcL máu.

Xét nghiệm tiểu cầu do đó là một trong những xét nghiệm khác nhau được thực hiện thường quy trên mẫu máu. Chức năng và số lượng tiểu cầu hữu ích khi bác sĩ muốn xác định xem bệnh nhân có đang gặp một tình trạng sức khỏe nào không.

Một trường hợp thú vị cần lưu ý là một vài người có PLT cao có thể không bị dễ đông máu mà lại mắc những rối loạn đông/cầm máu gây dễ chảy máu. Điều này xảy ra khi những tiểu cầu có chất lượng kém và không thể bám dính vào nhau khi cần thiết. Việc này xảy ra ở những người mà cơ thể họ sản xuất quá mức tiểu cầu do chính cơ thể họ không thể đảm bảo việc tạo ra những tiểu cầu có chất lượng tốt.

Tham khảo

http://www.medicalhealthtests.com/blood-tests/plt-blood-test.html

Leave a Comment

Scroll to Top