Độ thanh thải creatinin là gì – Khi nào cần xét nghiệm creatinine

Tại sao lại xét nghiệm độ thanh thải creatinine? Khi nào cần kiểm tra nó? Những yêu cầu trước khi làm xét nghiệm như thế nào ? Đó có thể là những câu hỏi mà bạn đọc thường thắc mắc. Mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới để hiểu hơn về xét nghiệm này :

1. Xét nghiệm độ thanh thải creatinine để làm gì?

Creatinine là một sản phẩm phụ được thải ra bởi cơ bắp từ sự phân hủy của một hợp chất gọi là creatine. Creatinine được lọc ra khỏi máu khi máu đi qua thận. Từ đó creatinine được giải phóng vào nước tiểu.

Xét nghiệm này giúp đánh giá sức khỏe thận của bạn. Nó giúp chẩn đoán rối loạn chức năng thận hoặc bệnh thận. Ngoài ra nó còn dùng để phát hiện sự giảm lưu lượng máu tới thận.

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

9 điều phải biết về xét nghiệm creatinine

2. Khi nào cần xét nghiệm độ thanh thải creatinine ?

  • Khi kết quả creatinine máu (thường qui) bất thường.
  • Tỷ lệ độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) không nằm trong giới hạn bình thường.
  • Khi bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh thận hoặc tổn thương thận.
  • Khi bạn có một vấn đề ảnh hưởng đến chức năng thận. Chẳng hạn như tắc nghẽn trong thận hoặc suy thận
  • Rối loạn chức năng do một bệnh khác, chẳng hạn như như suy tim sung huyết.

3. Độ thanh thải creatinine là gì ?

Xét nghiệm độ thanh thải creatinine là đo nồng độ creatinine trong cả mẫu máu và mẫu nước tiểu từ sự thu tập nước tiểu 24 giờ. Các kết quả được sử dụng để tính toán lượng creatinine đã được loại bỏ từ máu và đi vào nước tiểu. Tính toán này cho phép đánh giá tổng quát lượng máu được lọc qua thận trong khoảng thời gian 24 giờ.

Lượng creatinine được tạo ra trong cơ thể phụ thuộc vào khối lượng cơ và gần như không đổi đối với mỗi người. Lượng creatinine được lọc ra khỏi máu phụ thuộc vào khả năng lọc của thận và tốc độ máu đi đến thận.

Lượng máu được lọc mỗi phút của thận được gọi là tốc độ lọc cầu thận (GFR). Nếu thận bị tổn thương hoặc bị bệnh, hoặc nếu sự tuần hoàn máu bị giảm lại, lượng creatinine sẽ bị loại ra khỏi máu và phóng thích vào nước tiểu ít đi và GFR sẽ bị giảm.

4. Có mấy cách tính độ lọc cầu thận ?

Độ lọc cầu thận (GFR) khó đo lường trực tiếp. Do đó, người ta thường ước tính GFR bằng cách đo mức creatinin trong máu và sử dụng các kết quả trong một công thức để tính toán GFR. Công thức tính có liên quan đến một số yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính và chủng tộc của một người được kiểm tra.

Một cách khác, cách ít phổ biến hơn để ước tính GFR là tính toán độ thanh thải creatinine. Có một vài cách để tính toán độ thanh thải creatinine. Tất cả đều bao gồm:

  • Lượng creatinin trong mẫu máu được thu thập ngay trước hoặc sau khi thu thập nước tiểu,
  • Lượng creatinine trong mẫu nước tiểu 24 giờ
  • Dung tích nước tiểu 24 giờ.

Vì số lượng creatinine được sản xuất phụ thuộc vào khối lượng cơ, một số tính toán cũng sử dụng diện tích da ước tính ( thông qua sử dụng chỉ số chiều cao và cân nặng của bệnh nhân).

5. Cách lấy mẫu xét nghiệm để có kết quả chính xác

Xét nghiệm đòi hỏi một mẫu thu thập nước tiểu 24 giờ và một mẫu máu. Nước tiểu được lấy là “nước tiểu giữa dòng”. Nghĩa là đoạn đầu bỏ, sau đó mới lấy mẫu. Mẫu máu được lấy qua kĩ thuật lấy máu tĩnh mạch. Người được kiểm tra cũng thường được yêu cầu cung cấp chiều cao và cân nặng hiện tại.

6. Tạo sao lại phải thu thập mẫu nước tiểu 24h?

Một mẫu nước tiểu 24 giờ được yêu cầu thay vì một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Nguyên nhân là vì lượng creatinine trong nước tiểu sẽ thay đổi đôi chút trong suốt một ngày. Bằng cách thu thập tất cả nước tiểu trong 24 giờ, lượng creatinin trong nước tiểu có thể được tính trung bình trong cả ngày và sẽ cho kết quả chính xác hơn.

7. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thịt chín trước khi thử nghiệm có thể tạm thời làm tăng mức độ creatinine. Vì vậy bác sỹ của bạn có thể hướng dẫn bạn tránh ăn thịt chín nhiều để hạn chế sai lệch kết quả của xét nghiệm.

8. Hiệu quả mà xét nghiệm độ thanh thải creatinine mang lại

  • Xét nghiệm độ thanh thải creatinin có thể được sử dụng để giúp phát hiện và chẩn đoán rối loạn chức năng thận. Nó có thể được sử dụng để theo dõi kết quả bất thường về xét nghiệm creatinine trong máu và tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR).
  • Độ thanh thải creatinin đôi khi cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của lưu lượng máu giảm xuống thận, như có thể xảy ra với suy tim sung huyết.
  • Ở những người có bệnh thận mãn tính hoặc suy tim sung huyết, xét nghiệm độ thanh thải creatinin có thể được yêu cầu giúp theo dõi sự tiến triển của bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

9. Các yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm độ thanh thải creatinine

  • Tỷ lệ thanh thải creatinine tăng đôi khi có thể do:
    • trong khi mang thai,
    • tập thể dục,
    • Chế độ ăn nhiều thịt (đạm)
  • Tỷ lệ thanh thải creatinine có xu hướng giảm dần theo độ tuổi do tốc độ lọc cầu thận cũng giảm theo tuổi (GFR – tốc độ mà tại đó các cầu thận lọc máu).
  • Một số loại thuốc như aminoglycosides, cimetidin, cisplatin và cephalosporin có thể làm giảm độ thanh thải creatinine. Các thuốc lợi tiểu có thể làm tăng độ thanh thải creatinine.
  • Lưu ý là ở những người chỉ có 1 quả thận khoẻ mạnh, các chỉ số vẫn có thể bình thường. Nguyên nhân là thận có thể hoạt động bù trừ, gánh vác hoạt động cho thận bị tổn thương. Đáp ứng đầy đủ cho hoạt động cơ thể.

Tham khảo

Leave a Comment

Scroll to Top