Dung tích hồng cầu là gì? những nguyên nhân gây tăng và giảm dung tích hồng cầu

Dung tích hồng cầu: Hematocrit – Hct (Tiếng Pháp: Hématocrite / Tiếng Anh: Hematocrit, Packed Cell Volume [PCVl)

dung tích hồng cầu
dung tích hồng cầu

Dung tích hồng cầu là gì?

Hematocrit (Hct) được định nghĩa như là tỷ lệ tương quan của các hồng cầu so với huyết tương (tính theo đơn vị thể tích) trong một mẫu máu. Sau khi lấy mẫu máu, bệnh phẩm sẽ được ly tâm. Do có trọng lượng nên các tế bào hồng cầu sẽ lắng xuống đáy của ống nghiệm. Xác định tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu bị lắng này so với thể tích huyết tương sẽ cho ra giá trị hematocrit.

Hematocrit có thể được sử dụng để đánh giá mức độ mất máu của BỆNH NHÂN. Giảm 3% giá trị hematocrit tương đương với mất khoảng 1 đơn vị máu. Song cần ghi nhận một điều là tình trạng giảm Htc này thường không xảy ra ngay tức khắc sau khi có mất máu. Vì vậy, khi có mất máu với một lượng lớn, cũng sẽ có mất một lượng ngay bằng các tế bào hồng cầu và huyết tương và giá trị hematocrit có thể vẫn không thay đổi trong một khoảng thời gian. Với cố gắng bù trừ lại tình trạng mất máu và phục hồi lại thể tích huyết tương trở về mức bình thường, cơ thể sẽ dịch chuyển dịch từ khoảng trong tế bào và khoảng kẽ tới khu vực trong lòng mạch. Tuy vậy, các tế bào hồng cầu không thể tự bồi phụ lại trong thời gian ngắn như vậy, khiến tỷ lệ phần trăm tương đối của hồng cầu so với huyết tương (hematocrit) sẽ bị giảm đi.

Hematocrit lả một thông số hữu ích chỉ khi tình trạng thể tích dịch của Bệnh nhân bình thường. Khi thể tích dịch trong cơ thể bình thường và tổng số lượng hồng cầu và hematocrit bình thường, giá trị của hematocrit vào khoảng 3 lần giá trị nồng độ hemoglobin.

dung tích hồng cầu
dung tích hồng cầu

Mục đích và chỉ định xét nghiệm dung tích hồng cầu (Hct)

  • XÉT NGHIỆM thường được chỉ định cùng với XÉT NGHIỆM công thức máu.
  • Có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng mất máu và đáp ứng với điều trị truyền máu.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm dung tích hồng cầu (Hct)

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết tương.

Không nhất thiết yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.

Tiến hành lấy mẫu máu trước khi Bệnh nhân đi tắm, hoặc làm vệ sinh hàng ngày do các hoạt động sinh hoạt này có thể gây tăng tạm thời Htc.

Có thể thu mẫu máu XÉT NGHIỆM theo 2 cách:

  1. Xác định Htc trên máu mao mạch (tức là máu lấy từ đầu ngón tay hoặc gót chân của trẻ nhỏ):
    • Sau khi chọc kim, loại bở giọt máu đầu tiên và sử dụng ống mao mạch đế thu góp 0,5 mL mẫu bệnh phẩm.
    • Không được nặn hay bóp chặt mô để thu mẫu máu vào ống mao mạch do thao tác này khiến các dịch của mô chày thêm vào và gây hòa loãng máu.
  2. Lấy máu tĩnh mạch:
    • Thu 5mL máu vào ống nghiệm chửa EDTA. Sau khi thu được bệnh phẩm cần vận chuyên nhanh tới phòng XÉT NGHIỆM.
    • Nếu sử dụng bệnh phẩm máu tĩnh mạch, cần lắc nhẹ ống nghiệm đề trộn máu với thuốc chống đông.

Giá trị bình thường xét nghiệm dung tích hồng cầu (Hct)

dung tích hồng cầu
dung tích hồng cầu
  • Nữ: 37 – 48% hay 0,37 – 0,48 theo đơn vị SI.
  • Nam: 42 – 52% hay 0,42 – 0,52 theo đơn vị SI.
  • Khi có thai: Hct giảm đi do huyết tương bị hòa loãng.
  • Người có tuổi: Hct bị giảm đi nhẹ.
  • Trẻ sơ sinh : Hct tăng.

Nguyên nhân gây tăng hematocrit (dung tích hồng cầu Hct )

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bỏng.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh phổi mạn.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh Cushing.
  • Tình trạng mất nước (cô đặc máu).
  • Erythrocytosis và chứng đa hồng cầu tiên phát (polycethemia vera) và thứ phát (secondary polycythemia).
  • Ung thư gan.
  • Tình trạng sốc.

Nguyên nhân gây giảm hematocrit (dung tích hồng cầu – Hct)

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh nội tiết (Vd: bệnh Addison. SUV chức năng tuyến giáp).
  • Thiếu máu.
  • Tình trạng ức chế tủy xương.
  • Nhiễm trùng cãp và mạn tính (Vd: thấp khớp cap [rheumatic fever], viêm nội tâm mạc bán cấp di vi khuẩn).
  • Xơ gan.
  • Chảy máu.
  • Bệnh ly u tân sinh và ung thư (Vd: Bệnh Hodgkin, bệnh lơxêmi, u lympho. đa u tuy xương).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Tăng gánh dịch trong cơ thể (hòa loãng máu).
  • Có thai.
  • Van tim nhân tạo.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Thiếu hụt vitamin (Vd: vitamin B6, B12, acid folic).

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm dung tích hồng cầu

  • Mẫu bệnh phâm bị vỡ hồng cầu sẽ làm thay đổi kết quá XÉT NGHIỆM. Kêt qụa xét nghiệm có thể bị tác động do các vấn đề liên quan với kỹ thuật lấy mẫu máu:
  • Lấy mẫu máu xét nghiệm ở cùng cánh tay đang được đặt đường truyền và truyền dịch tĩnh mạch, nhất là đường truyền ờ phía dưới vị trí lấy máu có thê gây hoàn loãng máu và làm giàm giá trị hematocrit.
  • Đặt garot tĩnh mạch quá lâu (trên 1 phút) trong khi lấy máu sẽ gây tình trạng co đặc máu và sai sót kỹ thuật này có thể làm tăng giá trị hematocrit lên thêm 2,5 – 5%. Tăng giả tạo Htc có thể xảy ra khi nồng độ glucose máu > 22 mmol/L (400 mg/dL), nhất là khi Bệnh nhân có tình trạng mất nước hoặc khi có tăng bạch cầu.
  • Phụ nữ đang có thai sẽ có giảm nhẹ Htc do tông thế tích máu cao hơn (tác dụng hòa loãng).
  • Các đối tượng sống ở vùng độ cao sẽ thường có tăng hồng cầu và có tăng giá trị Hct.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng hematocrit (dung tích hồng cầu – Hct)

  1. Hematocrit có một xét nghiệm rất hữu ích được sư dụng đề đánh giá mức độ mất máu của BỆNH NHÂN. Htc thường được thực hiện cùng với định lượng hemoglobin máu. Giam 3% giá trị hematocrit tương đương với mất khoang 1 đơn vị máu.
  2. Hematocrit là một thông số hữu ích đế đánh giá tình trạng thế tích dịch của bệnh nhân.
  3. XÉT NGHIỆM hematocrit và hemoglobin máu có thể được đánh giá theo seri Để đánh giá đáp ứng với điều trị thiếu máu.
Scroll to Top