TSI hay GLOBULIN MIỄN DỊCH KÍCH THÍCH GIÁP

(Thyroid – Stimulating Immunoglobulin [TSI], TSH Receptor Antibody, Thyrotropin Receptor Antibody [TRAb])

Nhắc lại sinh lý

Bệnh lý tuyến giáp tự miễn được đặc trưng bằng sự hiện diện của các tự kháng thể kháng lại một loạt các thành phần tuyến giáp như thụ thể thyrotropin (TSH receptor [TSH-R]), thyroperoxidase (TPO) và thyroglobulin (Tg), cũng như tình trạng xâm nhiễm tế bào viêm ở các mức độ thay đổi trong tổ chức tuyến giáp.

Trong số các tự kháng thể được tìm thấy trong bệnh lý tuyến giáp tự miễn, tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH-R) có sự kết hợp chặt chẽ nhất với sinh bệnh học bệnh tuyến giáp. Tất cả các thể nhiễm độc giáp tự miễn (bệnh Graves-Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, nhiễm độc giáp ở trẻ sơ sinh) được gây nên do tình trạng sản xuất các tự kháng thể kích thích TSH- R. Các tự kháng thể kích thích này còn được biết dưới tên Globulin miễn dịch kích thích giáp (thyroid-Stimulating Immunoglobulin [TSI]) hoặc với tên gọi trước đây là Yếu tố kích thích giáp tác dụng kéo dài (long – acting stimulator thyroid stimulator [LATS]) là một kháng thể tự miễn gắn với receptor TSH của các tế bào tuyến giáp. TSI có tác dụng gần giống với tác dụng của TSH và gây kích thích tuyến giáp giải phóng các hormon giáp một cách quá mức bình thường (Hình 1).

Tự kháng thể kháng TSH-R có thể được phát hiện trước khi tình trạng nhiễm độc giáp tự miễn có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hoặc được chẩn đoán bằng XÉT NGHIỆM hóa sinh. Do không có điều trị này hiện tại đối với bệnh Basedow giải quyết tận gốc quá trinh bệnh sinh mà chủ yếu là cắt bỏ tổ chức tuyến giáp hoặc gây block quá trình tổng hợp hormon giáp trạng. TSI có thể tiếp tục tồn tại sau khi bệnh nhân đã có biểu hiện lui bệnh trên lâm sàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các phụ nữ có thai có tiền sử bị bệnh Graves- Basedow và đã được điều trị lui bệnh bằng cách cắt bỏ mô tuyến giáp. Một số bệnh nhân này có thể vẫn tiếp tục sản xuất TSI. Do TSI là các kháng thể loại IgG nên chúng có thể đi qua hàng rào nhau thai và gây tình trạng nhiễm độc giáp đối với trẻ sơ sinh.

Trong khi tiêu chuẩn vàng là tìm kiếm TSI (thyroid-stimulating f immunoglobulin), song test tìm kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) có thời gian làm nhanh hơn, ít bị thay đổi do kỹ thuật xét nghiệm và ít tốn kém hơn, nên nó thường được khuyến cáo như một test đầu tay đối với bệnh nhân.

Tình trạng kích thích đối với tuyến giáp này không chịu sự điều hòa của cơ chế ức chế ngược âm (feedback [ – ]) là cơ chế giúp kiểm soát tình trạng tiết TSH bình thường. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh Basedow có thể có tình trạng bình giáp (euthyroid) với nồng độ TSH thấp do tuyến giáp cùa họ liên tục bị kích thích bởi các tự kháng thể đối với TSH.

Một số bệnh nhân bị bệnh Graves-Basedow cũng còn có kháng thể gây block thụ thể TSH (TSH-R-blocking antibodies), kháng thể này không kích thích thụ thể TSH. Tình trạng cân bằng giữa kháng thể TSI và kháng thể gây block thụ thể TSH được cho là yếu tố quyết định mức độ nặng của bệnh Graves-Basedow. Có it nhất 20% các bệnh nhân bị suy giáp tự miễn cũng có bằng chứng có sự hiện diện của kháng thể gây block thụ thể TSH và hãn hữu là có TSI.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

– XÉT NGHIỆM này được chỉ định để hỗ trợ cho chẩn đoán nhiễm độc giáp, (bệnh Basedow – Graves) do hầu hết các bệnh nhân nhiễm độc giáp có TSI dương tính.

– Như một test bổ sung cho đánh giá lâm sàng, XÉT NGHIỆM đánh giá chức năng giáp và kháng thể thyroperoxidase (anti-TPO) và test sàng lọc kháng thể kháng thyroglobulin trong chẩn đoán các trường hợp nghi vấn bị suy giáp tự miễn.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lẩy máu XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

– TSI: < 0,92 IU/L.

– TRAb: < 16%: Âm tính.

– TRAb > 16% : Dương tính.

– Giới hạn tham chiếu “bình thường” hiện tại được chấp nhận đối với cả người lớn và trẻ em là < 5%.

TSI dương tính

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm tuyến giáp tự miễn.
  • Bệnh nhiễm độc giáp (bệnh Basedow).
  • Tình trạng cường giáp.
  • Lồi mắt ác tính (malignant exophthalmos).

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm

Mầu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đôi kết quả XÉT NGHIỆM. Dùng các chế phấm chứa iod phóng xạ trong vòng 24h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM có thể làm thay đổi kết quă xét nghiệm.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng TSI và định lượng kháng thể kháng TSH-R (TRAb)

1. XÉT NGHIỆM này được chỉ định để hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Graves- Basedow: Độ nhạy và độ đặc hiệu của tình trạng gia tăng hiệu giá tự kháng thể kháng TSH-R (TRAb) trong tình trạng nhiễm độc giáp phụ thuộc vào Bệnh nhân có tình trạng bệnh đang tiến triển lâm sàng, có được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng hay không. Ở các bệnh nhân không được điều trị và mới được chẩn đoán bệnh, độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 90%. Trái lại ở các bệnh nhân có bệnh Graves- Basedow trong giai đoạn lui bệnh hoặc được điều trị, đô đặc hiệu cũng tương tự song độ nhạy chỉ vào khoảng 40-80%. XÉT NGHIỆM đánh giá TRAb cũng đặc biệt hữu ích đối với các phụ nữ đã được điều trị cắt bỏ tổ chức tuyến giáp trước đó hoặc đang được điều trị thuốc kháng giáp trạng có hiệu quả do các biểu hiện hóa sinh và lâm sàng sẽ không còn giúp phát hiện tình trạng nhiễm độc giáp .

2. XÉT NGHIỆM hữu ích để chẩn đoán phân biệt bệnh căn của nhiễm độc giáp ở các bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng mơ hồ hoặc/và có chống chỉ định chụp xạ hình tuyến giáp (Vd: phụ nữ có thai hoặc cho con bú) hoặc chụp xạ tuyến giáp không chẩn đoán được bệnh.

3. XÉT NGHIỆM giúp chẩn đoán các trường hợp lâm sàng nghi vấn bị nhiễm độc giáp (Vd: có biểu hiện ngoài tuyến giáp của bệnh Graves- Basedow) ở các Bệnh nhân có test chức năng tuyến giáp bình thường.

4. XÉT NGHIỆM giúp xác định nguy cơ bị nhiễm độc giáp xẩy ra ở trẻ sơ sinh là con của các phụ nữ có thai bị bệnh Graves-Basedow tiến triển hiện tại hoặc trong tiền sử. Tình trạng nhiễm độc giáp có ý nghĩa ở trẻ sơ sinh sẽ có xác xuất xẩy ra cao hơn nếu phụ nữ có thai có tiền sử bị bệnh Graves có test TRAb > 40% trong 3 tháng cuối khi có thai, bất kế lâm sàng có biếu hiện cường giáp tiến trien hoặc lui bệnh.

5. XÉT NGHIỆM giúp chẩn đoán phân biệt giữa nhiễm độc giáp khi có thai so với các biểu hiện của bệnh Graves-Basedow trong ba tháng đầu thai kỳ hoặc tái phát. Tình trạng nhiễm độc giáp khi có thai (gestational thyrotoxicosis) được cho là tình trạng kết hợp giữa phản ứng chéo của hCG (human chorionic gonadotropin) trên thụ thể TSH và các thay đổi tạm thời trong protein mang hormon giáp và các bệnh nhân này rất hạn hữu được gặp có tăng hiệu giá TRAb. Khi thấy tăng hiệu giá TRAb trong bối cảnh này thường gợi ý có bệnh Graves-Basedow nền.

6. XÉT NGHIỆM được sử dụng để đánh giá nguy cơ tái phát bệnh Graves- Basedow sau khi ngừng điều trị thuốc kháng giáp trạng. 7. XÉT NGHIỆM này, khi kết hợp với XÉT NGHIỆM tìm TSI (Thyroid-Srimulating Immunoglobulin) rất hữu ích để chẩn đoán các trường họp suy giáp ít gặp (Vd: viêm tuyến giáp Hashimoto với biểu hiện nhiễm độc giáp [Hashitoxicosis], tình trạng chuyển đổi tự phát giữa suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves-Basedow và ngược lại).

7. XÉT NGHIỆM này, khi kết hợp với XÉT NGHIỆM tìm TSI (Thyroid-Srimulating Immunoglobulin) rất hữu ích để chẩn đoán các trường họp suy giáp ít gặp (Vd: viêm tuyến giáp Hashimoto với biểu hiện nhiễm độc giáp [Hashitoxicosis], tình trạng chuyển đổi tự phát giữa suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves-Basedow và ngược lại).

xét nghiệm kali máu
xét nghiệm kali máu
Scroll to Top