XÉT NGHIỆM MCV – MỘT TRONG NHỮNG XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG NÊN BIẾT

Trước khi đến với khái niệm về xét nghiệm MCV, bạn có thể tìm hiểu qua về đinh nghĩa cũng như chức năng của hồng cầu để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của xét nghiệm này.

Hồng cầu là những tế bào thuộc thành phần của máu, hàng triệu hồng cầu nằm trong hệ tuần hoàn của động vât có xương sống giúp máu có màu đỏ đặc trưng và giúp mang oxy đến nhu mô phổi.

Hồng cầu trưởng thành ở người là những tế bào nhỏ, hình tròn và lõm hai mặt. Hình dạng này giúp hồng cầu linh hoạt khi chúng phải đi qua những mạch máu cực kì nhỏ. Hồng cầu được bao bọc bởi một lớp màng làm từ lipid và protin, không có nhân và chứa hemoglobin – một protein có màu đỏ, chứa sắt giúp gắn kết oxy.

Hình dạng đĩa lõm 2 mặt của hồng cầu cho phép oxy được trao đổi ở một tốc độ hằng định khi diện tích trao đổi được tăng đối đa.

hồng cầu và phân tử hemoglobin

2. Chức năng của hồng cầu:

Chức năng của hồng cầu và phân tử protein là để vận chuyển oxy từ phổi tới tất cả mô của cơ thể và mang CO2, một chất thải của quá trình chuyển hóa, về phổi, nơi mà nó được thải ra.

Ở những loài động vật không xương sống, sắc tố mang oxy được vận chuyển tự do trong huyết tương; đối với loài có xương sống, chúng tập trung trong hồng cầu – chính là những phân tử hemoglobin – giúp cho sự trao đổi khí oxy và CO2 đạt hiểu quả cao hơn so với loài không xương sống và biểu hiện cho một nấc quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

Hồng cầu của loài có vú lại càng có tính thích nghi cao hơn khi hồng cầu không còn nhân – giúp lượng oxy cần thiết cho sự chuyển hóa của hồng cầu rất thấp, và phần lớn oxy được vận chuyển có thể được sử dụng cho mô.

3. Sự tạo hồng cầu:

Hồng cầu phát triển trong tủy xương qua nhiều giai đoạn: từ một tế bào gốc tạo máu – một tế bào đa năng của trung mô, nó trở thành nguyên hồng cầu; trong vòng 2 đến 5 ngày phát triển, nguyên hồng cầu dần dần chứa đầy hemoglobin, nhân và ti thể (một bào quan cung cấp năng lượng cho tế bào) của nó biến mất. Trong giai đoạn muộn tế bào này có tên là tế bào lưới, mà sau cùng nó trở thành một tế bào hồng cầu trưởng thành. Trung bình một hồng cầu trong cơ thể người có đời sống 100-120 ngày. Có khoảng 5.2 triệu hồng cầu/1 mm3 máu ở người trưởng thành.

sự tạo hồng cầu

4. Xét nghiệm MCV là gì?

MCV viết tắt cho thể tích trung bình tế bào máu. Có 3 loại tế bào máu – hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm MCV dùng để đo kích thước trung bình hồng cầu của bạn. Hồng cầu vận chuyển oxy từ 2 phổi đến mọi tế bào trong cơ thể. Các tế bào cơ thể cần có oxy để phát triển, sinh sản và tồn tại. Nếu những hồng cầu có kích thước quá to hay quá nhỏ, đó có thể là dấu hiệu của một rối loạn máu như thiếu máu, thiếu hụt vitamin hay một tình trạng sức khỏe khác.

xét nghiệm mcv

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm SGPT

Xét nghiệm MPV

Xét nghiệm PLT

5. Tại sao tôi cần được xét nghiệm MCV?

Xét nghiệm MCV thường là một phần của xét nghiệm công thức máu, một xét nghiệm sàng lọc thường quy kiểm tra nhiều thành phần khác nhau của máu, bao gồm hồng cầu. Nó cũng có thể được dùng để chẩn đoán hay theo dõi một số rối loạn máu nhất định.

Bác sĩ có thể chỉ định một xét nghiệm công thức máu, mà trong đó bao gồm MCV, như một phần của khám sức khỏe định kì cho bạn hay nếu bạn có những triệu chứng của một rối loạn huyết học. Những triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Xuất huyết hay bầm bất thường.
  • Tay, chân lạnh.
  • Da nhợt nhạt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

6. Xét nghiệm MCV diễn ra như thế nào?

Trong khi thực hiện xét nghiệm, một nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ một tĩnh mạch ở cánh tay của bạn, sử dụng một kim nhỏ. Sau khi kim được đưa vào, một lượng nhỏ máu sẽ được thu vào trong một ống nghiệm. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ khi kim được đâm vào hay rút ra. Điều này thường kéo dài ít hơn 5 phút.

7. Liệu tôi có cần làm gì để chuẩn bị trước xét nghiệm?

Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm MCV. Nếu bác sĩ chỉ định thêm những xét nghiệm khác trên mẫu máu của bạn, bạn có thể cần nhịn ăn vài tiếng trước khi làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu có chỉ dẫn đặc biệt nào bạn cần làm theo không.

8. Có những nguy cơ nào đối với xét nghiệm?

Có rất ít nguy cơ khi làm xét nghiệm máu. Bạn có thể bị đau nhẹ hay bầm tại nơi kim được đưa vào, nhưng đa số những triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng.

9. Kết quả xét nghiệm của tôi có ý nghĩa gì?

Giá trị MCV bình thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 fL – femtolitre (1 femtoliter = 1/1triệu lít).

Nếu kết quả thấp hơn giới hạn bình thường, cho thấy rằng hồng cầu của bạn nhỏ hơn bình thường, điều này có thể ám chỉ:

  • Thiếu máu thiếu sắt hay một số loại thiếu máu khác.

Thiếu máu là một tình trạng khi máu của bạn có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu thường gặp nhất.

  • Thalassemia, một bệnh lý di truyền có thể gây ra thiếu máu nặng.

Nếu kết quả cao hơn giới hạn bình thường cho thấy hồng cầu của bạn to hơn bình thường, điều này có thể ám chỉ:

  • Thiếu vitamin B12.
  • Thiếu acid folic, một loại vitamin B khác (B9).
  • Bệnh gan.
  • Suy giáp.

Nếu MCV của bạn không nằm trong giới hạn bình thường, không nhất thiết có nghĩa rằng bạn đang mắc một vấn đề sức khỏe cần được điều trị. Chế độ ăn, mức độ hoạt động, thuốc, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả MCV. Trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ kết quả của bạn có ý nghĩa gì.

thiếu vitamin B12

10. Tôi còn cần biết thêm gì về xét nghiệm này không?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc thiếu máu hay một rối loạn máu khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm khác đối với những hồng cầu của bạn. Những xét nghiệm này bao gồm đếm số lượng hồng cầu và đo nồng độ hemoglobin.

Leave a Comment

Scroll to Top