Tớ là khối nội dung. Bấm vào nút sửa để thay đổi đoạn văn này.
1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu còn được gọi là phân tích nước tiểu. Đây là một xét nghiệm cơ bản, rất phổ biến. Có thể được thực hiện rộng rãi tại bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân, và thậm chí ở nhà.
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu từ bệnh nhân trong một cốc chứa mẫu. Thông thường chỉ cần một lượng nhỏ (30-60 mL) để phân tích.
2. Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu?
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong các trường hợp sau:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…
- Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau bụng, đi tiểu đau, đau sườn, sốt, máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
- Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát được, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, sàng lọc ma túy và viêm thận (viêm cầu thận).
- Theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng với điều trị: bệnh thận liên quan đến tiểu đường, suy thận, bệnh thận liên quan đến lupus, bệnh thận liên quan đến huyết áp, nhiễm trùng thận, protein trong nước tiểu, máu trong nước tiểu.
- Thử thai, khám thai định kỳ
3. Đặc điểm lý tính nước tiểu:
- Màu: nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu, bao gồm lượng nước uống vào, chế độ ăn uống, thuốc men và bệnh. Nước tiểu sáng và đậm màu thể hiện lượng nước trong cơ thể. Một số loại thuốc, củ cải đường, ô mai hoặc máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đỏ nâu
- Mùi: bình thường nước tiểu chỉ có mùi khai nhẹ. Một số bệnh gây ra sự thay đổi mùi nước tiểu. Ví dụ: nhiễm trùng vi khuẩn E. coli gây ra mùi khai nặng, mùi trái cây trong đái tháo đường nhiễm toan ceton, mùi hôi trong ung thư bàng quang, ung thư thận
- Độ trong: Nước tiểu thường trong. Vi khuẩn, máu, tinh trùng, tinh thể, chất nhầy có thể làm cho nước tiểu trở nên đục hơn.
4. Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số
- Leukocytes (LEU): là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL. LEU thường tăng khi có viêm nhiễm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm, như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận bể thận hoặc viêm ống thận mô kẽ. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp nhiễm khuẩn mà LEU niệu âm tính: viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis, lao, viêm thận kẽ do thuốc. Các triệu chứng trong viêm nhiễm đường tiết niệu: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gắt.
- Nitrit (NIT): bình thường không tìm thấy trong nước tiểu. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu chứa enzyme, làm chuyển hóa nitrat niệu sang nitrit. Nếu trong nước tiểu có nitrit, khả năng cao đường tiểu đang bị nhiễm trùng
- Urobilinogen (URO): là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin, bình thường có một lượng nhỏ tìm thấy trong nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu vàng nhạt. Giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật. Chỉ số bình thường trong nước tiểu là: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Urobilinogen tăng cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan), hoặc đường mật bị tắc nghẽn.
- Billirubin (BIL): là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của hồng cầu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở gan hay túi mật. Chỉ số binhg thường trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Billirubin bình thường chỉ tồn tại lượng ít trong nước tiểu, chủ yếu thải qua đường phân. Billirubin tăng cao trong nước tiểu phản ánh gan đang bị tổn thương (viêm gan virus) hoặc đường mật bị tắc nghẽn.
- Protein (PRO): là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng. Chỉ số cho phép: 7.5-20mg/dL. Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, khả năng cao bệnh nhân có vấn đề bệnh thận, nhiễm trùng tiết niệu, ngộ độc thai nghén,…
- Chỉ số pH: đo độ acid hoặc kiềm của nước tiểu. Giá trị bình thường phụ thuộc vào chế độ ăn uống, dao động từ khoảng 5 đến 7. Khi pH < 5 là nước tiểu có tính toan (nhiều acid), và khi pH > 7 tức nước tiểu có tính kiềm (ít acid).
- Blood (BLD): bình thường không có máu trong nước tiểu. Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, làm máu xuất hiện trong nước tiểu, có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
- Specific Gravity (SG): còn gọi là tỷ trọng nước tiểu. Giúp đánh giá nước tiểu loãng hay đặc. Bình thường khoảng 1.003-1,030. Tăng trong: nhiễm khuẩn, bệnh lý ống thận, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm ketone do tiểu đường, tiêu chảy, nôn ói. Giảm trong: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.
- Ketone (KET): Khi chất béo bị phân hủy thành năng lượng, cơ thể sẽ tạo ra các sản phẩm được gọi là ketone. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Keton niệu tăng là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát (để đường huyết tăng cao), chế độ ăn ít chất bột đường, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài
- Glucose (Glu): là một loại đường có trong máu. Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
5. Xét nghiệm vi thể nước tiểu
Xét nghiệm vi thể nước tiểu nhằm khảo sát sự hiện diện của tế bào, tinh thể, trụ niệu, vi khuẩn, thể lipid…
Vi khuẩn: thường không được tìm thấy trong nước tiểu, sự hiện diện vi khuẩn khi quan sát vi thể nước tiểu gợi ý nhiều đến nhiễm trùng đường tiểu
Các trụ niệu: cấu trúc liên kết hình trụ hình thành trong các ống thận, bình thường không được tìm thấy trong nước tiểu. Tùy theo thành phần, trụ sẽ có hình dạng và gợi ý cho những bệnh lý khác nhau.
Tinh thể: tìm thấy nếu có một chất tồn tại trong nước tiểu với nồng độ cao, hoặc giảm khả năng bão hòa do pH nước tiểu thay đổi. Bình thường không được tìm thấy trong nước tiểu. Tinh thể có thể do bệnh lý, do thuốc, do chế độ ăn uống
Các tế bào: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô (tế bào lót niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Sự hiện diện các tế bào gợi ý tình trạng tổn thương đường tiết niệu.
6. Cấy nước tiểu
Cấy nước tiểu được dùng để kiểm tra vi sinh vật có trong nước tiểu hay không. Để xét nghiệm chính xác, mẫu nước tiểu lấy phải đảm bảo vô khuẩn. Nước tiểu được đưa vào các đĩa cấy, đặt trong lồng ấp. Vi khuẩn được cung cấp đủ môi trường dinh dưỡng và điều kiện cho phát triển. Sau 1-2 ngày lấy ra kiểm tra, nếu nhìn thấy các khuẩn lạc phát triển, khả năng cao đường niệu bị nhiễm trùng. Khi đó, có thể làm thêm kháng sinh đồ để đưa ra loại kháng sinh hợp lý cho điều trị.