HEMOGLOBIN LÀ GÌ – Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ HEMOGLOBIN

Hemoglobin (huyết sắc tố, viết tắt là Hb) là một protein phức tạp, có chứa một phân tử sắt. Hemoglobin được tìm thấy trong các hồng cầu. Chức năng chính của hemoglobin là mang oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể, trao đổi oxy và lấy carbon dioxide thải từ các quá trình chuyển hóa, sau đó mang carbon dioxide trở lại phổi và thải ra ngoài. Mỗi phân tử hemoglobin có thể mang 4 phân tử oxy. Các phân tử sắt trong hemoglobin giúp duy trì hồng cầu có dạng như cái đĩa, dễ dàng di chuyển qua các mạch máu. Ngoài ra, hemoglobin còn giúp duy trì pH máu được ổn định.

hemoglobin là gì

2. Về xét nghiệm chỉ số hemoglobin:

Hàm lượng hemoglobin được đo bằng xét nghiệm máu. Hemoglobin thường được đo bằng đơn vị g/dL. Chỉ số hemoglobin bình thường dao động khoảng từ 12 – 16,5 g/dL. Chỉ số hemoglobin thay đổi theo tuổi tác, giới tính. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ hemoglobin của người bình thường khoảng:  Nam: 13,5-18 g/dL, nữ: 12-16 g/dL, trẻ em: 14-20 g/dL.

xét nghiệm hemoglobin

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

3. Chỉ số hemoglobin cao có ý nghĩa gì?

Chỉ số hemoglobin cao khi nồng độ hemoglobin đo được cao hơn khoảng giá trị bình thường đối với tuổi và giới tính của bệnh nhân. Một số nguyên nhân khiến nồng độ hemoglobin cao như:

  • Sống ở vùng cao (đồi, núi)
  • Bệnh lý phổi (khí phế thũng, COPD)
  • Ung thư
  • Hút thuốc lá
  • Rối loạn tủy xương (bệnh đa hồng cầu)
  • Dùng quá liều hoặc sử dụng không đúng chỉ định thuốc epoetin alfa (Epogen, Procrit)
  • Tăng số lượng hồng cầu bằng cách sử dụng một số loại thuốc

4. Chỉ số hemoglobin thấp có ý nghĩa gì?

Chỉ số hemoglobin thấp khi nồng độ hemoglobin đo được thấp hơn khoảng giá trị bình thường đối với tuổi và giới tính của bệnh nhân. Một thuật ngữ thường được sử dụng thay cho hemoglobin thấp là thiếu máu. Một số nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ hemoglobin thấp như:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B 12 (thiếu máu ác tính)
  • Xuất huyết đường tiêu hóa (loét, ung thư đại tràng)
  • Bệnh thận mạn
  • Mất máu (do chấn thương hoặc phẫu thuật)
  • Rối loạnsản sinh hồng cầu (rối loạn tủy xương, rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm)
  • Ức chế tủy xương bằng hóa trị hoặc phơi nhiễm phóng xạ

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm hemoglobin

5. Triệu chứng thường gặp của thiếu máu:

Thiếu máu là một thuật ngữ y khoa, chỉ tình trạng số lượng hồng cầu ít hơn mức bình thường hoặc hàm lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường. Các triệu chứng củu thiếu máu thường bao gồm một số triệu chứng sau đây:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Yếu mệt
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đánh trống ngực
  • Tức ngực

triệu chứng thiếu máu

6. Những ai có nguy cơ có hàm lượng hemoglobin thấp?

Người cao tuổi hoặc những người thiếu chất sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày có nguy cơ cao bị thiếu máu.

Những người tập thể dục với cường độ cao cũng có nguy cơ cao vì sự gắng sức có thể khiến hồng cầu trong máu bị phá vỡ. Phụ nữ đang có kinh nguyệt hoặc mang thai cũng có nguy cơ bị thiếu máu.

Những người mắc bệnh mãn tính, như các bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh tuyến giáp và bệnh viêm ruột, có thể có nồng độ hemoglobin thấp hơn, làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Hàm lượng hemoglobin tăng lên trong trường hợp nhu cầu oxy trong cơ thể tăng lên. Do đó, người mắc bệnh phổi hoặc thận, hút thuốc, hoặc mất nước, có thể có nguy cơ tăng nồng độ hemoglobin.

7. Phòng tránh hàm lượng hemoglobin thay đổi bất thường như thế nào?

Một chế độ ăn đủ chất rất cần thiết để ngừa tình trạng thiếu máu. Ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau lá màu sẫm, trái cây sấy khô và các loại hạt có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu hoặc thiếu sắt.

Thịt và sữa là những nguồn cung cấp vitamin B12. Acid folic được tìm thấy trong nước ép cam quýt, đậu và một số loại ngũ cốc.

Không hút thuốc lá và uống nhiều nước có thể giúp tránh được hàm lượng hemoglobin cao.

chế độ ăn chống thiếu máu

Leave a Comment

Scroll to Top