CHẢY MÁU TƯƠI Ở TRỰC TRÀNG

[toc]

1. Các phương thức khám:

   Khi có chảy máu tươi ở trực tràng phải khám hậu môn, thăm trực tràng, và soi hậu môn. Trong vài trường hợp, nhất là nếu có dấu hiệu viêm đại tràng hoặc rối loạn chuyển vận, phải soi mềm (nội soi); chụp khung đại tràng và chụp X-quang niêm mạc (hình hai lần đối màu: double contraste: bơm hơi vào màng bụng khi chụp); ít còn thực hiện.

  – KHÁM HẬU MÔN VÀ THĂM TRựC TRÀNG:

  • Loét, nứt;
  • Ung thư hậu môn;
  • Ung thư trực tràng;
  • U nhung mao;
  • Vật lạ trong trực tràng;
  • Trĩ: trên nguyên tắc, máu tươi trên phân, hoặc chảy ra sau khi đại tiện; chỉ chấp nhận lý giải này cho trường hợp chảy máu trực tràng sau khi đã khám nghiệm rất đầy đủ.

  – SOI HẬU MÔN:

  • Trĩ nội;
  • Viêm hậu môn (Viêm hậu môn đỏ), sau khi điều trị bằng kháng sinh hoăc do thuốc nhét hậu môn;
  • Loét do nhiệt kế, loét ở mặt trước trực tràng, cách rìa hậu môn từ 4 đến 6cm.

  – NỘI SOI ĐẠI TRÀNG KÈM VỚI SINH THIẾT:

  • Viêm trực tràng do amip;
  • Ung thư phía trên cao;
  • Bệnh pôlip thoái hóa;
  • U tuyến: ra máu ít; tìm một cách có hệ thông để dự phòng ung thư trực – kết tràng;
  • Viêm trực tràng chảy máu: có hoặc không có hội chứng kiết lỵ;
  • Bệnh túi thừa, nhất là ở kết tràng phải;
  • Bệnh Crohn;
  • Viêm trực tràng sau liệu pháp X-quang (xạ trị);
  • Viêm trực tràng theo chu kỳ kinh nguyệt: lạc màng trong tử cung ở trực kết tràng;
  • Dị dạng mạch (êcô màu hệ mạch);
  • Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ;
  • Viêm trực tràng do bệnh sán máng.

chảy máu  trực tràng

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top