- Tất cả chấn thương sọ não phải được cấp tốc đưa đến chuyên khoa, sau khi sơ cứu cần thiết để duy trì sự sống.
- Khi khám lần đầu tiên cần ghi kỹ những nhận xét thu thập được từ nhân chứng hoặc từ chính nạn nhân, những nhận xét này sẽ giúp ích rất nhiều cho chuyên môn.
- Tình huống xảy ra.
- Tình trạng nạn nhân ngay lúc sau tai nạn.
- Tiến triển của tình trạng ấy từ khi bị chấn thương.
2. TÌNH TRẠNG Ý THỨC KHI KHÁM (giờ khám phải được ghi chính xác):
- Ý thức còn minh mẫn,
- Ý thức bị u ám,
- Trả lời những câu hỏi,
- Thiếp đi, gọi thì thức dậy,
- Hôn mê nhẹ, phản ứng với các kích thích,
- Có thi hành lệnh hay không,
- Hôn mê hoàn toàn,
- Hôn mê sâu, tiếng thở rống.
3. DẤU HIỆU NGHI NGỜ CÓ GÃY XƯƠNG:
- Ở vòng sọ: bọc máu, vỡ lõm sọ.
- Ở đáy sọ: chảy máu mũi, chảy máu tai, dịch tủy sống chảy ra mũi (phải hoặc trái), ở lỗ tai (phải hoặc trái); bầm quanh hốc mắt.
4. DẤU HIỆU THẦN KINH:
- Động tác, phản ứng, trương lực, phản xạ không đối xứng.
- Dấu hiệu Babinski một bên hoặc hai bên.
- Cứng người hoặc phản ứng mất não.
- Trạng thái các đồng tử: phải, trái.
- Phản xạ giác mạc, phản xạ mí mắt khi dọa.
- Liệt mặt.
- Cơn co giật: ở toàn thân, khu trú (ở đâu?).
5. RỐI LOẠN CÁC CHỨC NĂNG CẦN THIẾT CHO SỰ SỐNG:
- Hô hấp: tầng suất, loại hô hấp, ngưng thở từng lúc.
- Ứ đọng ở hầu hoặc ứ đọng ở phế quản.
- Ói mửa: tức khắc hoặc lâu sau đó.
- Tình trạng mạch.
+ Điều rất quan trọng là thử tìm để biết sau khi xảy ra chấn thương (có thể sau chấn động não thoáng qua tức khắc) có một KHOẢNG TRỐNG BỆNH NHÂN TỈNH NHƯ THƯỜNG, kèm theo sau đó giai đoạn nặng thứ phát (nặng về tình trạng ý thức, hoặc về các dấu hiệu thần kinh).
Chính nhờ nhận định này, mà có thề đoán được:
– Bọc máu ngoài màng cứng cấp (tối cấp: nạn nhân còn sống không lâu hơn khoảng thời gian của khoảng trống).
– Hoặc học máu dưới màng cứng, ít nhanh hơn. Nhưng, trên nguyên tắc, giập não tiến triển một lèo, không chậm trễ, cũng không có khoảng trống.
Phẫu thuật viên sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân khi so sánh khám nghiệm của chính mình với những ghi nhận tình trạng bệnh nhân lúc đầu tiên.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.