Chẩn đoán phân biệt: Mất ý thức đột ngột
1. NGẤT THÔNG THƯỜNG, NGẤT “PHẢN XẠ”, NGẤT "THẦN KINH PHẾ VỊ” HOẶC “MẠCH - THẦN KINH PHẾ VỊ"
- Ngất đột ngột kèm với tái xanh và té ngã, mạch không bắt được; hoặc thường hơn, trước khi ngất xảy ra có cơn yếu, mềm cả cơ thể, vã mồ hôi, rối loạn thị lực, ù tai, chóng mặt (thỉu);
- Cơn ngất xảy ra sau:
. Chấn thương;
. Đau dữ dội, đau bụng;
. Xúc cảm, nhìn thấy máu, bị chích, v.v…;
. Ở thế đứng;
. Say nắng, do quá nóng nực;
. Do thuốc: thuốc giảm huyết áp, thuốc lợi tiều, thuốc gây liệt hạch, v.v…
- Cơn ngất có thể là biểu hiện khởi phát một bệnh thực thể đột ngột:
. Thai ngoài tử cung bể;
. Chảy máu màng não;
. Nhồi máu ở tạng phủ.
- Trường hợp riêng hiệt:
. Ngất do tiểu tiện: mất ý thức xảy ra liền sau khi tiểu tiện ban đêm (thường gặp);
. Đột quỵ thanh quản: ngất (tím) trong cơn ho ở người béo phì nghiện thuốc lá;
. Ngất ở xoang – cảnh: do ấn xoang cảnh từ phía ngoài.
2. NGẤT TRONG TIẾN TRÌNH BỆNH TIM:
Tiên lượng nghiêm trọng hơn nhiều:
- NGẤT DO GẮNG SỨC:
. Trong bệnh hẹp lỗ động mạch chủ;
. Trong suy động mạch vành (đau thắt ngực gây ngất);
. Trong tăng huyết áp động mạch phổi;
. Trong bệnh cơ tim tắc nghẽn (ngất xảy ra sau khi gắng sức).
- RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN:
. Tai biến ngất Stokes – Adams, có hoặc không có co giật (xem: Bloc nhĩ – thất);
. Khó chẩn đoán khi có phân ly nhĩ – thất gián cách hoặc rối loạn dẫn truyền ở phía đầu xa (trong trường hợp nghi ngờ, cần ghi điện thế của bó His).
- LOẠN NHỊP:
. Bệnh của tâm nhĩ;
. Tim nhanh kịch phát;
. Tâm thu thất nhanh;
. Khoảng QT dài di truyền (hiếm thấy).
- TAI BIẾN ĐỘNG MẠCH VÀNH:
. Nhồi máu cơ tim;
. Đau thắt ngực Prinzmetal.
Trong cơn ngất nặng, điện tâm đồ là cần thiết; sẽ cho thấy:
. Không có tâm thu: đường thẳng;
. Rung thất, có chỉ định phá rung tức khắc bằng sốc điện;
. Hoặc đôi khi xoắn đỉnh thường tự nó chấm dứt tự nhiên trong vòng vài giây đồng hồ (giảm kali – huyết, bloc nhĩ – thất, do bệnh nhân dùng thuốc loại muối quinidin, Ségontin, Suplexédil, Cordarone);
3. NGẤT DO TƯ THẾ
- U nhầy tâm nhĩ trái (và cục huyết khối hình lục lạc) có thể biểu hiện bằng các cơn ngất khi đổi tư thế: gập người về phía trước hoặc nằm nghiêng trái;
- Suy giảm tuần hoàn đốt sống – thân nền đôi khi có thể lý giải các cơn khó chịu đưa đến ngất khi xoay đầu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.