MẤT NƯỚC CẤP Ở TRẺ CÒN BÚ

[toc]

Thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (ói mửa, tiêu chảy, nóng nực).

 

1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC:

Tỷ lệ sụt cân:

. Tình trạng nghiêm trọng nếu trên 5%;

. Tình trạng nặng nếu trên 10%.

Có thể mất nước ưu thế là nội bào (mất đơn thuần nước, thí dụ bị nóng nực):

. Khát, khô lưỡi;

. Sốt;

. Thở nhanh;

. Rối loạn ý thức: vật vã, hoặc lờ phờ, đờ đẫn, hôn mê;

. Tăng áp lực thẩm thấu của huyết tương.

Có thể nước mất chủ yếu là ngoại bào (mất nước và chất điện phân):

  • Nếp gấp ở da (bụng, vùng dưới xương đòn);
  • Thóp lõm;
  • Hốc mắt lõm, nhãn cầu giảm trương lực;
  • Trụy: lạnh các đầu chi, sắc xám, mũi kẹp, tiếng la rên rỉ;
  • Hô hấp sâu (nhiễm acid);
  • Tiểu ít;
  • Máu cô.

Trên lâm sàng, tình trạng mất nước có thể bị che lấp khó thấy ở trẻ bụ bẫm, sổ sữa.

Cần phải cho bé nằm viện: bù nước – điện phân cấp.

Cần lưu ý khả năng có bọc máu dưới màng cứng.

mất nước ở trẻ

2. TÌM NGUYÊN NHÂN:

Xem bài: Ói mửa ở trẻ còn bú; Tiêu chảy ở trẻ còn bú.

  • Nóng nực (trời nóng, quần áo chăn mền nhiều): mất nước, tăng natri – huyết đội lốt bệnh não cấp;
  • Bệnh virus: cảm cúm;
  • Nhiễm khuẩn ruột (do sữa, bột khuấy…);
  • Bệnh phế quản – phổi
  • Viêm tai
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn niệu; bệnh niệu do dị dạng
  • Đái tháo đường và đái tháo nhạt
  • Bệnh ống thận;
  • Tuyến thượng thận tăng sản bẩm sinh (thiếu 11 hoặc 21 hydroxylaz)

mất nước ở trẻ còn bú

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top