CALCI-HUYẾT (Giảm)

(Dưới 95 millgram/lít hoặc dưới 2,2 millimol.)

[toc]

      Không có sự tương đồng giữa con số và triệu chứng lâm sàng.

2. Dấu hiệu lâm sàng và nguyên nhân:

 * DẤU HIỆU LÂM SÀNG GIẢM CALCI – HUYẾT:

        Giảm calci – huyết thể hiện trên lâm sàng bằng các cơn co cứng cơ (têtani) và “tạng co giật” (dị cảm, co cơ, có bàn tay đỡ đẻ, cơn thần kinh), hiếm khi bằng “bệnh não giảm calci – huyết” kèm với hiện tượng co giật và lẫn tâm thần.

         Các biểu hiện này được thấy rõ ràng hơn trong trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa hoặc nhiễm kiềm chì (nghiệm pháp thở nhanh sâu). Cũng có thể gặp các biểu hiện này với calci – huyết bình thường.

– Trên điện tâm đồ: QT dài ra; sóng T rộng.

– Trên điện cơ đồ: “vạch đôi” và “vạch kép”.

         Dùng kali làm nặng thêm triệu chứng giảm calci – huyết.

* NGUYÊN NHÂN GIẢM CALCI – HUYẾT:

– Suy tuyến cận giáp: (phospho huyết tăng):

* Ở trẻ em: giảm năng tuyến cận giáp mãn tính nguyên phát;

*  Ở người lớn: sau khi cắt bỏ tuyến giáp.

– Truyền quá nhiều máu có citrat.

– Viêm tụy cấp ở giai đoạn muộn (ngày thứ ba) trừ khi nếu có u tuyến cận giáp.

– Suy thận cấp: suy thận mạn (calci niệu thấp); vài loại bệnh ống thận (calci niệu tăng).

– Giảm protid – huyết (xem chữ này).

– Còi xương, nhuyễn xương: giảm calci huyết thường ít rõ rệt. Nhuyễn xương do điều trị bằng thuốc barbituric lâu dài.

    Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, thiếu vitamin D, hoặc ruột hấp thụ kém có thể kéo theo giảm calci – huyết đáng kể và những biểu hiện co cứng cơ (têtani): co cứng cổ tay – chân, co giật, co thắt thanh quản.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top