CALCI-HUYẾT (Tăng)

(Trên 2,6 mmol/lít. Trên 105 mg/lít (kiểm tra 2 hoặc 3 lần).)

[toc]
  • Garô siết chặt;
  • Chèn ép lâu.

2. Dấu hiệu lâm sàng và nguyên nhân:

        ★ DẤU HIỆU LÂM SÀNG (khi có, khi không):

  • Khát đa niệu;
  • Suy nhược, giảm trương lực cơ, khó đứng;
  • Ngủ gà, ý thức u ám lẫn tâm thần, đôi khi có ảo giác; rối loạn ý thức có thể đưa đến hôn mê;
  • Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị; đôi khi ngứa;
  • Tim đập nhanh, ngoại tâm thu (điện tim: T dẹt, ST ngắn);
  • Nguy hiểm khi dùng digital, và khi có giảm kali huyết.

    ★ NGUYÊN NHÂN:

     – Tăng năng tuyến giáp nguyên phát do u tuyến cận giáp (bệnh xương Reckinghausen):

  • Phospho huyết giảm;
  • Calci niệu lúc tăng lúc không, tăng phosphat niệu;
  • Nhiễm acid chuyển hóa kèm với tăng clor huyết (C1 trên 102 mEq).
  • Chụp X-quang (dấu hiệu muộn): hình ăn mòn dưới vỏ xương (đốt cuối ngón tay, và xương dài), sau đó có dạng xơ – rỗ ở bộ xương, gãy xương đột ngột;
  • Bệnh sỏi calci, thận hoặc nhiễm calci thận;
  • Sinh thiết xương cho dấu hiệu đặc trưng của bệnh;
  • Định lượng bằng phóng xạ – miễn dịch hormon tuyến cận giáp huyết thanh;
  • Siêu âm ổ tuyến giáp – cận giáp.

      – Tăng calci – huyết của những bệnh ác tính (50% trường hợp tăng calci huyết):

  • Do di căn ở xương: ung thư vú, thận, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến giáp, thực quản;
  • Đa u tủy;
  • Tăng calci – huyết cận ung thư, không có di căn ở xương nhất là ung thư phế quản hoặc thận, (dạng biểu bì); có giảm phospho – huyết, giảm kali – huyết.

     – Ngộ độc vitamin D kèm với tăng phosphat – huyết; do biệt dược Calcamine, Dédrogyl, Caltarluse, v.v…

     – Hội chứng Burnet: “milk alcali syndrome”: hội chứng người uống nhiều sữa, và lạm dụng thuốc kiềm hóa (trị khó tiêu, loét dạ dày – tá tràng), kèm với tăng urê – huyết, giảm kali – huyết.

     – Tăng calci – huyết vừa phải có thể gặp trong:

  • Tiêu xương: bất động lâu ngày;
  • Bệnh Paget;
  • Bệnh sarcoit Besnier – Boeck (20% trường hợp);
  • Tăng năng tuyến giáp;
  • Điều trị bằng thuốc lợi tiểu thiazid (Hypothiazid, Diurilix, v.v…)

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top