CHẬM LỚN Ở TRẺ EM

[toc]

Phân loại và nguyên nhân:

  ★ CHẬM LỚN KHÔNG HÀI HÒA, VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHẬM:

chậm lớn

  – Bệnh trong thời gian dài và rối loạn dinh dưỡng:

  • Lao; sốt rét;
  • Bệnh phế quản phổi kéo dài, giãn phế quản;
  • Bệnh tim bẩm sinh;
  • Suy thận mãn;
  • Bệnh ở hệ tiêu hóa: bệnh nhầy nhớt, tiêu chảy mỡ, tiêu chảy mạn, không dung nạp fructoz;
  • Đái tháo đường không cân bằng (hội chứng Mauriac);
  • Bệnh thiếu máu Fanconi, thiếu máu Blackfan – Diamond;
  • Xơ gan;

  – Bệnh nôi tiết:

  • Giảm năng tuyến giáp (chậm ở tuổi phát triển xương);
  • Tăng năng vỏ thượng thận;
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh;
    (sau một giai đoạn phát triển chiều cao);
  • Tăng năng vỏ thượng thận do thuốc điều trị.

  – Dị dạng nhiễm sắc thể:

  • Có ba thể nhiễm sắc 21 và có ba nhiễm sắc thể khác (tam sắc thể);
  • Bệnh nhiễm sắc thể đơn độc (monosomic, monosomy) và khuyết đoạn nhiễm sắc thể (deletions chromosomiques, chromosomal deletion);
  • Hội chứng Turner.

  – Chậm lớn kèm với loạn dưỡng nhiều xương khác nhau: bệnh loạn sản sụn, v.v…

  – Lùn kèm với loạn dạng không có dị dạng trong cariotip (biểu hình nhân): hội chứng Cornélia de Lange, v.v…

  ★ CHẬM LỚN HÀI HÒA VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHẬM:

  • Suy tuyến yên nguyên phát;
  • Suy tuyến yên toàn bộ thứ phát: u sọ hầu (craniopharyngioma);
  • Chậm phát triển chiều cao do thiếu tình thương kèm với chậm tâm thần – vận động và rối loạn về thái độ (trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi).

  ★ CHẬM LỚN HÀI HÒA VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH THƯỜNG:

  • Chậm lớn đơn giản và chậm dậy thì: tuổi tăng trưởng xương muộn, yếu tố gia đình, (tiên lượng tương đối tốt);
  • Chậm phát triển chiều cao “vô căn”, tuổi phát triển bình thường hoặc sớm hơn, tiên lượng xấu.

không dậy thì

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top