(Natriurie / Sodium, Urine)
Nhắc lại sinh lý
Natri (Na+) là cation chủ yếu của dịch ngoài tế bào. Natri đóng vai trò cơ bản trong điều hoà cân bằng nước và duy trì áp lực thẩm thấu máu. Tính ổn định của nồng độ natri máu là một yếu tố cơ bản giúp duy trì hằng định nội môi trong cơ thể. Bình thường, cơ thể sử dụng từ khẩu phần ăn lượng natri mà cơ thể cần và lượng natri thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
Thải trừ natri qua thận phụ thuộc chủ yếu vào:
- Lượng natri cung cấp trong chế độ ăn.
- Aldosteron.
- Cortisol.
- Yếu tố gây thải natri qua nước tiểu (natriuretic tactor).
- Tình trạng chức năng của các ống thận.
- Dùng các chất gây bài niệu do thẩm thấu (Vd: glucose hay thuốc lợi tiểu).
- XÉT NGHIỆM điện giải niệu có thể được tiến hành trên một mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên hay trên mẫu nước tiểu 24h.
- Trong điều kiện bình thường, lượng natri niệu luôn cao hơn lượng kaliniệu. Trong trường hợp giảm dòng máu tới thận (Vd: do giảm thể tích tuần hoàn hay do giảm cung lượng tim hay do hẹp động mạch thận), sẽ xuất hiện tình trạng cường aldosteron gây tăng tái hấp thu Na+ với tăng thải K+ qua nước tiểu. Kết quả xét nghiệm điện giải niệu khi đó sẽ bị đảo ngược (Na+ niệu < K+ niệu).
Mục đích và chỉ định xét nghiệm
Xác định nồng độ natri niệu thường được thực hiện để phát hiện hoặc khẳng định có hay không có các rối loạn gây tác động tới dịch trong cơ thể cũng như để tìm kiếm chẩn đoán rối loạn thận hoặc thượng thận.
Cách lấy bệnh phẩm
- Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hay thu bệnh phẩm nước tiểu 24h.
- Khi lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h, cần hướng dẫn bệnh nhân không được làm nhiễm bẩn nước tiểu và chứa bệnh phẩm trong bình chứa thích hợp không có chứa chất bào quản. Bảo quản nước tiểu trong tủ mát hay bằng đá lạnh.
Glá trị bình thường
Mẫu nước tiểu 24h:
- Nam:
- <10 tuổi: 20 – 69 mmol/24h.
- 10-14 tuổi: 48- 168 mmol/24h.
- >14 tuổi: 27 – 287 mmol/24h.
- Nữ:
- < 10 tuổi: 20 – 69 mmol/24h.
- 10-14 tuổi: 48 – 168 mmol/24h.
- < 10 tuổi: 20 – 69 mmol/24h.
- >14 tuổi: 27 – 287 mmol/24h.
- Chung: 40 – 220 mmol/24h (giá trị rất thay đổi tuỳ theo lượng muối ăn vào hàng ngày của bệnh nhân). Mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên:
- Nam: 23 – 229 mmol/g creatinin.
- Nữ: 26 – 297 mmol/g creatinin.
Giảm nồng độ natri niệu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Suy thận cấp.
2. Suy tim ứ huyết.
3. Bệnh Cushing.
4. Đái tháo nhạt.
5. Mất nhiều mồ hôi.
6. Ỉa chảy.
7. Giảm thể tích tuần hoàn.
8. Khẩu phần natri thấp.
9. Hội chứng giảm hấp thu.
10. Hội chứng thận hư.
11. Tăng urê máu nguồn gốc trước thận.
12. Cường aldosteron tiên phát.
13. Hẹp môn vị.
Tăng nồng độ natri niệu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Suy vỏ thượng thận.
2. Suy thận mạn.
3. Mất nước.
4. Sốt.
5. Chấn thương sọ não.
6. Suy giáp.
7. Nhiễm toan hóa do ống thận.
8. Ngộ độc salycilat.
9. Hội chứng tiết ADH không thích họp.
10. Nhiễm độc thai nghén.
11. Dùng thuốc lợi tiểu.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
- Có tình trạng biến đổi lớn theo nhịp ngày đêm trong nồng độ natri niệu. Tốc độ bài xuất natri trong nước tiểu vào ban đêm chỉ bằng 1/5 tốc độ bài xuất đỉnh vào ban ngày.
- Nồng độ natri niệu rất phụ thuộc vào khẩu phần natri cung cấp trong chế độ ăn và tình trạng dịch trong cơ thể.
- Thuốc có thế làm tăng nồng độ natri niệu là: Thuốc lợi tiểu quai (Vd: lasix).
- Thuốc có thể làm giảm nồng độ natri niệu là: Corticosteroid.
Lợi ích của định lượng natri trong nước tiểu
1. XÉT NGHIỆM hữu ích giúp tìm kiếm và xác định nguyên nhân gây các bất thường nồng độ natri máu:
- Trong trường hợp hạ natri máu, nếu nguyên nhân của bất thường này là do khẩu phần ăn quá thấp, khi đó nồng độ natri niệu cũng sẽ thấp. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân của hạ natri máu là do rối loạn chức năng thận (Vd: suy thận mạn) nồng độ natri niệu sẽ bình thường hay cao.
- Ở bệnh nhân hạ natri máu, nồng độ natri niệu thấp chỉ dẫn có tình trạng thận “khát” natri và bất thường này có thể là hậu quả của thiếu hụt nặng thể tích gây nên hoặc là biểu hiện tình trạng giữ lại natri (tình trạng cường aldosteron thứ phát) như được gặp trong xơ gan, hội chứng thận hư và suy tim ứ huyết.
2. XÉT NGHIỆM hữu ích để đánh giá là Bệnh nhân có tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ ăn hạn chế muối hay không: Một nồng độ natri niệu 24 giờ < 100 mmol phản ánh bệnh nhân tuân thủ nghiêm chế độ hạn chế natri.
3. Trong trường hợp suy thận, XÉT NGHIỆM cho phép phân biệt nguồn gốc trước thận (tỷ lệ Na-/ K- niệu bị đảo ngược) với nguồn gốc thận hay sau thận (tỷ lệ Na-/K- niệu không bị đảo ngược).
4. Cho phép phát hiện các tình trạng viêm thận gây mất muối.
5. XÉT NGHIỆM cho phép xác định khi có tình trạng thiếu hụt thể tích tuần hoàn, con đường gây mất natri (qua thận hay ngoài thận).
Các cảnh báo lâm sàng
Nhận định kết quả XÉT NGHIỆM nồng độ natri máu và niệu phải được xem xét trong bệnh cảnh lâm sàng (trọng lượng cơ thể, tình trạng dịch, phù…). Các tình huống lâm sàng phức tạp đòi hỏi chỉ định XÉT NGHIỆM thêm các điện giải khác trong máu và nước tiểu.