- CẤP:
. Viêm thanh quản cấp do virus;
. “Chứng nói đều đều một giọng” vận mạch sau khi gắng sức nói (dây thanh tím bầm).
- KÉO DÀI:
. Viêm thanh quản mạn: khó phát âm thay đổi trong ngày; thường xảy ra ở người bệnh gút;
. U nhú ở dây thanh;
. Ung thư thanh quản: ung thư dây thanh (dấu hiệu trước tiên là khàn tiếng), ung thư trên thanh môn (nắp thanh quản), ung thư dưới thanh môn (rối loạn hô hấp, có nổi hạch, chụp quang cắt lớp thanh quản có ích cho chẩn đoán);
. Lao: tắt tiếng, thường nói tiếng một giọng đều đều, thứ phát sau lao phổi hoặc có vẻ nguyên phát;
. Giang mai: hiếm thấy;
. Hẹp thanh quản do sẹo sau khi đặt ống nội khí quản để lâu dài hoặc do mở khí quản.
2. Bất thường khi nào?
- Do thương tổn dây thần kinh quặt ngược:
. Bướu giáp;
. Phình động mạch chủ;
. Tâm nhĩ trái to (hẹp lỗ van hai lá)
. Ung thư thực quản;
. Ung thư phổi
. Viêm trung thất.
- Hội chứng lỗ rách sau: thương tổn dây thần kinh IX, dây X, dây XI; khối u ở đáy sọ, có nổi hạch đôi khi do zôna hầu.
- Hội chứng khoảng dưới tuyến mang tai sau: thương tổn dây thần kinh IX, dây X, dây XI, dây XII và hội chứng Claude Bernard – Horner (xem chữ này); có nổi hạch.
- Do tổn thương hành não: thường nhất là do mạch, hội chứng Wallenberg là thường xảy ra nhất: thương tổn dây thần kinh IX, X, XI ở một bên kèm với khởi phát bằng cơn chóng mặt, hội chứng tiểu não cùng bên, mất cảm giác nửa thân xen kẽ.
3. GIỌNG MŨI - LIỆT MÀN HẦU (hoặc nghẹt mũi):
- Bênh bach hầu
- Bệnh ngộ độc Clostridium botulinum
- Hội chứng hành não
- Nhược cơ: ở một lúc nào đó trong ngày (cường độ tiếng nói giảm xuống).
4. MẤT TIẾNG - TẮT TIẾNG
- Tình trạng kiệt sức;
- Tiếng nói mệt của người trầm cảm;
- Lao thanh quản;
- Liệt dây thần kinh quặt ngược hai bên;
- Xơ cứng cột bên teo cơ;
- Nhược cơ: mất tiếng gián cách, rối loạn vận nhãn;
- Mất tiếng do bệnh thần kinh (dấu hiệu đặc trưng: tiếng ho vẫn trong); sau khi viêm thanh quản, hoặc xảy ra đột ngột (ở người bệnh istêri, ở người bệnh tạng co giật).
5. TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI BỆNH HÀNH NÃO GIẢ:
Tắt tiếng, phát âm không rõ, nói đều đều một giọng.
Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON: tiếng nói trầm, không rõ tiếng, một giọng, nói nhanh ở đầu môi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.