PROLACTIN (PRL)

(Prolatine Plasmatique / Prolactin Level, Human Prolactin, Lactogen, Lactogenic Hormone)

Nhắc lại sinh lý

Prolactin là một polypeptid chuỗi đơn bao gồm 198 acid amin và được tế bào thùy trước tuyến yên tiết ra. Bài xuất prolactin chủ yếu chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi thông qua sự giải phóng yếu tố ức chế prolactin (dopamin) và yếu tố giải phóng prolactin (serotonin).TRH kích thích bài xuất prolactin và là một test kích thích rất hữu ích giúp đánh giá dự trữ prolactin và bài xuất bất thường prolactin của tuyến yên.

Chức năng sinh lý chính của hormon này là chi phối sự phát triển của mô vú và kích thích và duy trì khả năng tạo sữa ờ phụ nữ.

Tình trạng tăng prolactin máu (hyperprolactinemia) sẽ gây ra chảy sữa, vô kinh và vô sinh ở nữ và liệt dương và giảm chức năng sinh dục ở nam.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

XÉT NGHIỆM giúp phát hiện tình trạng tăng tiết prolactin. Giúp đánh giá các khối u tuyến yên, tình trạng vô kinh, tăng chảy sữa, vô sinh và thiếu năng sinh dục. Theo dõi điều trị các khối u tiết prolactin.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Lấy 7mL máu vào ống nghiệm nút đỏ.

Tiến hành lấy mẫu máu vào buổi sáng. Bệnh nhân cần được yêu cầu nhịn ăn và được nghỉ ngơi 30 phút trước khi lấy máu xét nghiệm.

Cần khai thác và xác nhận là bệnh nhân không dùng bất kỳ một thuốc nào vào những ngày trước đó có thể gây ảnh hường đến kết quả xét nghiệm (nhất là thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, an thần…).

Đối với phụ nữ, khuyến cáo tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm trong vòng 6 ngày đầu của chu kỳ kinh.

Giá trị bình thường

  • Người lớn < 20 ng/mL hay < 20 µg/l.
    • Nam: 2,64-13,13 µg/l.
    • Nữ < 50 tuổi (tiền mãn kinh): 3,34 – 26,72 |ig/L.
    • Nữ > 50 tuổi ( tuổi sau mãn kinh): 2,74 – 19,64 µg/l.
  • Có thai: 10 – 300 ng/mL hay 10 – 300 µg/l.

Tăng nồng độ prolactin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Vô kinh và/ chảy sữa (galactorrhea):
    • 10 – 25% các phụ nữ bị chảy sữa và kinh nguyệt bình thường.
    • 10-15% các phụ nữ bị vô kinh song không chảy sữa.
    • 75% các phụ nữ bị cả chảy sữa và vô kinh hoặc thiểu kinh.
    • Nguyên nhân của 15-30% các trường hợp vô kinh ờ các phụ nữ trẻ tuổi.
    • Lạc nội mạc tử cung.
  • Tổn thương tuyến yên với nồng độ prolactin máu thường > 200 ng/mL: u tế bào tiết prolactin, cắt qua cuống tuyến yên. hội chứng hỗ yên rỗng, 20 – 40% bệnh nhân bị to đầu chi, < 80% bệnh nhân bị adenoma tế bào không bắt mầu (chromophobe adenoma).
  • Các tổn thương vùng dưới đồi: Với nồng độ prolactin máu thường > 200 ng/mL: Bệnh sarcoidosis, u hạt tế bào bạch cầu ưa acid (eosinophilic granuloma), bệnh histiocytosis X, lao, glioma, u sọ hầu (craniopharyngioma). Các bệnh nội tiết khác:
    • Khảng 20% các trường hợp suy giáp (nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tăng prolactin máu). Vì vậy, nồng độ TSH và T4 huyết thanh cần luôn được định lượng cùng.
    • Bệnh Addison.
    • Hội chứng buồng trứng đa nang.
    • Tăng quá mức glucocorticoid- tăng nồng độ prolactin vừa hoặc vẫn trong giới hạn bình thường.
    • Hội chứng Cushing.
  • Sản xuất prolactin lạc chồ (Vd: u thư phế quản phổi, carcinoma tế bào thận, u quái buồng trứng [ovarian teratomas], bệnh lơxêmi dòng tủy cấp).
  • Trẻ nhỏ bị dậy thì sớm có thể tăng tới mức của tuổi dậy thì. Các nguyên nhân do nguồn gốc thần kinh (Vd: nuôi và cho con bú, kích thích vú, tổn thương tủy sống, tổn thương thành ngực như trong nhiễm herpes zoster). Stress (Vd: phẫu thuật, hạ đường huyết, gắng sức quá mạnh, co giật).
  • Có thai: Nồng độ prolactin tăng lên 8-20 lần so với mức bình thường khi chuyển dạ và trở lại giá trị binh thường 2 -4 tuần sau đẻ ở các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho con bú.
  • Suy thận mạn (20 – 40% các trường hợp) và nồng độ này trờ về mức bình thường sau khi ghép thận thành công song không xẩy ra ở bệnh nhân suy thận được lọc máu.
  • Suy gan: Do giảm thanh thải prolactin.
  • Không rõ căn nguyên: đôi khi chỉ là biểu hiện sớm của các microadenoma tuyến yên quá nhỏ để có thể được phim chụp cắt lớp vi tính phát hiện được.
  • Do thuốc: Nguyên nhân thường gặp nhất;
  • Tình trạng tăng prolactin máu này thường hết đi sau khi ngừng thuốc vài tuần và nồng độ prolactin máu thường trong khoảng 20 – 100 ng/mL.
    • Thuốc vượng thần kinh (Vd: phenothiazin, thioxanthene, butyrophenones).
    • Thuốc chống loạn than (Vd: Compazine, Thorazine, Stelazine, Mellaril, Haldol).
    • Thuốc đối kháng thụ thể dopamin (Vd: metoclopramid, Sulpirid).
    • Opiat (Vd: morphin, methadon).
    • Reserpin.
    • Alpha-methyldopa (Vd: Aldomet).
    • Estrogen và thuốc viên ngừa thai.
    • Hormon gây giải phóng TSH.
    • Amphetamin.
    • Isoniazid.

Giảm nồng độ prolactin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Suy chức năng tuyến yên: Tình trạng hoại từ tuyến yên sau sinh (Vd: hội chứng Sheehan), nhồi máu tuyến yên, suy tuyến sinh dục giảm hormon hướng sinh dục vô căn (idiopathic hypogonadotropic hypogonadism).
  • Do thuốc:
    • Thuốc chủ vận dopamin.
    • Dần xuất ergot (Vd: bromocriptin mesylat. lisurid hydrogen maleat).
    • Levodopa, apomorphin, clonidin. Các nguyên nhân khác:
    • Chứng vú ta nam giói (gynecomastia).
    • Chứng rậm lông ở nữ (hirsutism).
    • Loãng xương ở nữ giới.

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm

  • Nồng độ prolactin ở người bình thường có xu hướng tăng lên tạm thời khi đáp ứng với các kích thích sinh lý như ngủ, gắng sức, kích thích núm vú, hoạt động giao hợp, hạ đường huyết, có thai và stress phẫu thuật.
  • Tình trạng bài xuất prolactin bình thường thay đổi theo thời gian khiến nồng độ prolactin máu tăng cao gấp 2 – 3 lần vào thời gian ban đêm so với thời gian ban ngày.
  • Nửa đời sống sinh học của prolactin vào khoáng 20-50 phút. Nồng độ prolactin máu trong thời gian có kinh thay đổi và thường cho thấy tăng hơn một chút vào giữa chu kỳ kinh.Chỉ định các test chẩn đoán có sử dụng chất đồng vị phóng xạ, phẫu thuật gần đây hoặc mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể gây biến đổi kết quả xét nghiệm.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ prolactin máu là: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, cimetidin, thuốc chống loạn thần, clomipramin, cocain, danazol, enalapril, furosemid, insulin, labetalol, megestrol, methyldopa, metoclopramid, morphin, thuốc viên ngừa thai, phenytoin, risperidon, verapamil.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ prolactin máu là: Thuốc chống co giật, bromocriptin, calcitonin, cyclosporin, dexamethason, estrogen, finasterid, levodopa, metoclopramid, morphin. nifedipin, octreotid, phenytoin, tamoxifen.

Lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ phosphatase acid

1. Xác định nồng độ prolactin là một XÉT NGHIỆM hữu ích được chi định cùng với các xét nghiệm khác để: Xác định nguyên nhân gây tình trạng chảy sữa và vô kinh. Xác định nguyên nhân gây đau đầu và rối loạn thị lực. Chẩn đoán tình trạng vô sinh và rối loạn cương dương ở nam. Chẩn đoán tình trạng vô sinh ở nữ. Chẩn đoán u tế bào tiết prolactin.

2. XÉT NGHIỆM giúp đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên (khi được chỉ định làm cùng với XÉT NGHIỆM định lượng nồng độ các hormon khác).

3. XÉT NGHIỆM hữu ích giúp theo dõi điều trị và phát hiện tình trạng tái phát của u tế bào tiết prolactin.

Các cảnh báo lâm sàng

  • Tình trạng tăng tiết prolactin có thể xẩy ra ở Bệnh nhân có tinh trạng stress, bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc (đã liệt kê ở phần trên), trong giai đoạn ngay trước khi rụng trứng và trong vòng 6 tháng sau của thai kỳ.
  • Ở nam. một nồng độ prolactin máu > 13 |ig/L chỉ dẫn có tình trạng tăng prolactin máu.
  • Ở nữ, khi không có thai và nuôi con bú, một nồng độ prolactin > 27 µg/l chỉ dẫn có tình trạng tăng prolactin máu.
  • Khi nồng độ prolactin máu tăng vừa không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy để giúp xác định bệnh nhân có adenoma tuyến yên sản xuất prolactin hay không, song khi nồng độ này > 250 |ig/L luôn được kết hợp với khối u tiết prolactin.
Scroll to Top