SẮT HUYẾT THANH

(Fer, Fer Sérique / Iron [Fel)

Nhắc lại sinh lý

Sắt có chức năng vận chuyển oxy tới các mô và tham gia gián tiếp vào quá trình vận chuyển ngược carbon đioxid (C02) từ các mô về phổi.

Toàn bộ kho chứa sắt của cơ thể được ước tính vào khoảng 2 – 6g trong đó : 60 – 70% lượng sắt này tham gia vào tổng hợp hemoglobin của hồng cầu.Một phần nhỏ tham gia vào quá trình tổng hợp myoglobin và các cytochrom.

Phần còn lại (khoảng 30%) được tích trữ dưới dạng Ferritin và hemosiderin trong gan, tuỷ xương và lách. Hàng ngày các thực phẩm cung cấp 12 – 18 mg sắt song chỉ 5 – 10% lượng sắt nói trên được hấp thu nhờ các quá trình hoạt động tích cực ở tá tràng và hỗng tràng.

Nhu cầu sắt hàng ngày là:

0,5 -1 mg/ngày đối với nam và phụ nữ mãn kinh. 1 – 2 mg/ngày trong thời gian cơ thể sinh trưởng và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 2 – 2,5 mg/ngày trong thời gian có thai.

Cần ghi nhận là phụ nữ bị mất 3 – 80 mg sắt trong mỗi kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng hằng định nội môi sắt trong cơ thể được điều hòa chặt ở mức hấp thu sắt tại ruột non và giải phóng sắt từ các đại thực bào.

Trong hệ tuần hoàn, sắt được gắn với một protein vận chuyển có tên gọi là transferrin (siderophyllin), protein này có vai trò vận chuyển sắt tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể. sắt được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin.

Trong điều kiện bình thường, nồng độ sắt trong huyết thanh phản ánh Fe3+ được gắn với transferin mà không phải là vớihemoglobintự do trong huyết tương. Tình trạng bão hoà của transferin (tỷ lệ sắƯIBC hay transferin hay còn được gọi là hệ số bão hòa của siderophyllin) > 15%.

Khi có tình trạng thiếu sắt, nồng độ sắt huyết thanh giảm thấp, nồng độ transíerin tăng lên và độ bão hoà này < 15%. Trong các tình trạng viêm không có kèm nguyên nhân gây thiếu sắt, nồng độ sắt huyết thanh giảm thấp, nồng độ transíerin thấp và độ bảo hoà này > 15%. Trong các tình trạng viêm có kèm nguyên nhân gây thiếu sắt, nồng độ sắt huyết thanh giảm rất thấp, nồng độ transterin thấp và độ bão hoà này < 15%.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm giúp để đánh giá tình trạng chuyển hóa của sắt: khẩu phần, kho dự trữ và sử dụng sắt trong cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm này thường được chi định với mục đích:

  • Chẩn đoán tình trạng mất máu.
  • Chẩn đoán phân biệt các thiếu máu.
  • Chẩn đoán tình trạng nhiễm thiết huyết tố (hematochromatosis) và tăng lắng đọng sắt trong mô (hemosiderosis).
  • Đánh giá tình trạng thiếu hụt sắt (khi kết hợp với TIBC).
  • Chẩn đoán ngộ độc sắt cấp, nhất là ở trẻ em.
  • Đánh giá tình trạng thiếu máu vùng biến (thalassemia) và thiếu máu tăng nguyên bào sắt (sideroblastic anemia).
  • Theo dõi đáp ứng với điều trị thiếu máu (nhất là điều trị bổ sung sắt).

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Mầu máu thường được lấy vào buổi sáng (sau 10h sáng). Tránh gây vỡ hồng cầu khi xét nghiệm.

Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 12h trước khi lấy máu xét nghiệm. bệnh nhân không được dùng các chế phẩm bổ sung sắt trong vòng 24 – 48h trước khi lấy máu xét nghiệm.

Giá trị bình thường

Nam: 70- 190 |ig/dL hay 12,5 – 34,1 µmol/L.

Nữ: 60 – 190 µg/dL hay 10,7 – 34,1 µmol/L. .

Người già: Nồng độ sất huyết thanh giảm đi.

Có những biến đổi theo nhịp ngày đêm với giá trị tối đa vào buổi sáng.

Giảm nồng độ sắt huyết thanh

Các nguyên nhân chính :hươne 2ặp là:

1. Thiếu máu do thiếu sắt.

2. Khẩu phần ăn thiếu sắt (suy dinh dưỡng) (Vd: bệnh Kwashiorkor).

3. Giảm hấp thu:

  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Phân mõ.
  • ỉa chảy mạn tính.

4. Mất máu qua:

  • Đường tiêu hoá.
  • Sàn phụ khoa.
  • Tiết niệu.

5. Tăng nhu cầu sắt (thường gây tình trạng thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường hoặc nhỏ):

  • Giai đoạn cơ thể sinh trưởng.
  • Có thai.
  • Kinh nguyệt (nữ bị mất 3-80 mg sắt trong mỗi kỳ kinh).
  • Tình trạng sau mổ.
  • Hội chứng viêm (Vd: viêm khớp dạng thấp, bệnh tạo keo giai đoạn hoạt động).
  • Nhiễm trùng cấp và nhất là nhiễm trùng mạn.
  • Ung thư và bệnh lý u tân sinh (Vd: ung thư biểu mô).

6. Các nguyên nhân khác:

  • Bỏng rộng.
  • Hội chứng tăng urê máu.
  • Suy giáp.
  • Hội chứng thận hư (do gây mất các protein mang sắt qua nước tiểu).

Tăng nồng độ sắt huyết thanh

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Nhiễm thiết huyết tố (hemochromatosis) do di truyền (bệnh di truyền ẩn liên quan với hệ thống HLA) hay vô căn.

2. Tăng lắng đọng sắt trong mô (Hemosiderosis) do tăng quá mức khẩu phần sắt (Vd: do truyền máu nhiều lằn, dùng thuốc có quá nhiều sắt), (nồng độ sắt huyết thanh có thể lên tới > 300 µg/dL).

3. Quá trình tạo hồng cầu bị suy giảm (Vd: thiếu máu bất sản, bệnh thiếu máu vùng biển thalassemia, thiếu máu do thiếu hụt pyridoxin, viêm khớp dạng thấp giai đoạn hoạt động).

4. Tan huyết (Vd: tan máu miễn dịch, bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia).

5. Hoại tử tế bào gan (Vd: tổn thương gan cấp, mức độ tăng song song với mức độ hoại tử tế bào gan. Mức tăng có thề lên tới > 1000 µg/dL), một số trường họp bệnh gan mạn.

6. Dùng thuốc viên ngừa thai có progesteron (nồng độ sắt huyết thanh có thể tăng tới > 200 µg/dL) và khi có thai.

7. Trước giai đoạn hành kinh: Tăng 10-30%.

8. Ngộ độc chì.

9. Ngộ độc sắt cấp.

10. Thiếu máu ác tính Biermer.

11. Đa hồng cầu.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Tăng giả tạo nồng độ sắt huyết thanh có thể xẩy ra do bệnh nhân dùng vitamin B12 trong vòng 48h trước khi xét nghiệm hay khi bệnh phẩm xẩy ra tình trạng vỡ hồng cầu.
  • Dùng dextran sắt sẽ gây tăng nồng độ sắt huyết thanh trong vài tuần (có thể lên tới mức > 1000 µg/dL). bệnh nhân đang uống thuốc chứa sắt (kể cả vitamin tổng họp) có thế có tăng tạm thời nồng độ sắt huyết thanh.
  • Giao (dao) động nồng độ sắt xẩy ra theo nhịp ngày đêm (nồng độ sắt huyết thanh cao nhất vào buổi sáng sớm, giá trị thấp hơn vào buối chiều tối và giá trị thấp nhất vào gần nửa đêm). Tình trạng xét nghiệm hữu ích trong chẩn đoán thiếu máu: Khi định lượng sắt huyết thanh với mục đích chẩn đoán, cần xác định đồng thời độ bão hòa của transferrin. Khi nồng độ hemoglobin và hematocrit thấp, định lượng sắt huyết thanh giúp xác định nguyên nhân gây thiếu máu.
  • Tình trạng thiếu hụt sắt sẽ gây thiếu máu hồng cầu nhỏ và nhược sắc: Nồng độ sắt huyết thanh rất thấp (thường < 4 µmol/L) với hệ số bão hòa của transferrin giảm nặng (< 10%). Tình trạng thiếu hụt sắt này thường là hậu quả của các chay máu ẩn với nguyên nhân chính thường gặp là rong kinh, trĩ.
  • Các biến đôi nồng độ sắt huyết thanh trong một số tình trạng thiêu máu có thê phàn ánh hoạt động của tủy xương. Các tình trạng tăng tạo máu sau thiếu máu (Vd: sau chảy máu hay tan máu) thường là nguyên nhân gây giảm nồng độ sắt huyết thanh do tăng quá trinh tạo hồng cầu và tủy xương tiêu thụ sắt quá mức sắt. Đây cùng là cơ chế giải thích cho tình trạng giảm nồng độ sắt huyết thanh trong bệnh đa hồng cầu. Trái lại, các thiếu máu bất sản và các rối loạn sinh hồng cầu với rối loạn tổng họp hemoglobin sẽ đi kèm với tình trạng tăng nồng độ sắt huyết thanh (thiếu máu không đáp ứng với điều trị, thiếu máu tăng nguyên bào sắt). giao (dao) động này sẽ biến mất khi nồng độ sắt huyết thanh giảm xuống mức < 45 µg/dL). Bệnh nhân đang uống thuốc viên ngừa thai sẽ có tăng nồng độ sắt huyết thanh và/hoặc giá trị khả năng mang sắt toàn thể (total iron binding capacity).
  • Giảm giả tạo nồng độ sat huyết thanh có thể xẩy ra khi mẫu bệnh phẩm bị đục do tăng lipid máu hay khi có các tình trạng viêm.
  • Các thuốc có thể làm tăng nòng độ sắt huyết thanh là: Cefotaxim, chloramphenicol, estroeen. Sulfat sat, methimazol, methrotrexat.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ sắt huyết thanh là: Allopurinol, aspinn. cholestyramin. hocmôn hướng thượng thận, metformin, pergolid. progestin, risperidon, testosteron.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh

Xét nghiệm hữu ích trong trường hợp

1. Thăm dò thiếu máu: xét nghiệm giúp đánh giá đáp ứng của cá thế đối với điều trị bổ sung sắt trong quá trình điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Để theo dõi điều trị thiếu sắt, chỉ cần định lượng định kỳ nồng độ sắt huyết thanh.

2. Làm bilan tình trạng giảm hấp thu.

3. Phát hiện bệnh căn của xơ gan (Vd: do nhiễm thiết huyết tố – một rối loạn bẩm sinh chuyển hóa sắt trong đó bệnh nhân hấp thu nhiều sắt hơn mức cơ thể cần).

4. Thăm dò các tinh trạng suy nhược.

5. Theo dõi các phụ nữ đang mang thai.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Hiệp hội USPSTF cua Mỹ khuyến cáo sàng lọc thường quy tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho tất cả các phụ nữ có thai không có triệu chứng.

Các cảnh báo lâm sàng

  • Xét nghiệm định lượng nồng độ sắt huyết thanh là một test không quá tin cậy trong mục đích tìm kiếm tình trạng thiếu hụt sắt hoặc để sàng lọc tình trạng nhiễm thiết huyết tố (hemochromatosis) và các bệnh gây tăng gánh sắt khác. Đối với các tình trạng này, nồng độ sắt huyết thanh thường được đánh giá cùng với các xét nghiệm khác như ferritin, khả năng mang sắt toàn thể (total iron binding capacity [TIBC]), transferrin và phần trăm bão hòa transferrin.
  • Do sắt huyết thanh có thể bị hạ thấp trong các hội chứng viêm mà không thực sự có tình trạng thiếu hụt sắt rõ rệt, vì vậy, nên kết hợp định lượng sắt với định lượng feưitin huyết thanh để đánh giá dự trữ sắt của cơ thể.
  • Trong ngộ độc sắt cấp tính tỷ lệ sắt huyết thanh/TIBC không được coi là một xét nghiệm hữu ích giúp chẩn đoán tình trạng này.
  • Không khuyến cáo chỉ định xét nghiệm này cho các bệnh nhân đang được điều trị bằng deferoxamin hoặc thuốc gắp bò sắt.
Scroll to Top