Dấu hiệu ÁM ẢNH VÀ SỢ

(Obsession et phobie; Obsession and phobia)

ám ảnh và sợ

[toc]
  • ÁM ẢNH:

“Ý nghĩ kết hợp với cảm tính đau khổ; cảm tính này xâm chiếm ý thức, lặp đi lặp lại và không thể nén được”.

Bệnh nhân ý thức được tính chất bệnh hoạn của rối loạn này, chống trả lại các ám ảnh của mình.

  • SỢ:

Sợ, lo lắng trước một vật, một người hoặc một tình huống, kéo theo kinh hoảng khủng khiếp (paniques; panic attack).

2. Các biểu hiện của ám ảnh và sợ:

Ý nghĩ lo âu mình phạm tội, thường là tội phạm Thánh hoặc trọng tội (sacrilege or crime).

Trong các phương pháp mà người bệnh dùng để chống trả lại, người bệnh có chiều hướng dùng nghi thức khấn nguyện phép trừ tà, trừ yểm (rite conjuratoire, incantatory rite).

Dấu hiệu nhận biết ám ảnh và sợ:

  • Ở người bình thường hoặc yếu đuối, ám ảnh có thể phát hiện khi quá sức, ở thời kỳ dường bệnh, ở thời kỳ mang thai.
  • Ở người suy nhược tâm thần, ám ảnh và sợ rất thường xảy ra.
  • E ngại đến mức bị ám ảnh;
  • Ám ảnh tính số (arithmomanie; arithmomania); ám ảnh nghe tiếng nói hoặc tiếng nhạc;
  • Ám ảnh sợ bệnh, sợ ung thư, sợ vi trùng, v.v… Trong loạn thần kinh – lo âu: sợ khoảng rộng, sợ chỗ kín;

Ám ảnh có thể biểu hiện trong trầm cảm u sầu mà cần phải phát hiện vì ám ảnh núp phía sau trầm cảm (buồn, ức chế, tự buộc tội); phát hiện để chữa trị vì trầm cảm u sầu có thể khiến bệnh nhân tự tử;

ám ảnh và sợ

Một số loại bệnh liên quan đến ám ảnh và sợ:

Khởi phát của tâm thần phân liệt.

Mặc dù giữa ám ảnh và ý thức hoang tưởng có khác biệt sâu sắc về bản chất, người bệnh có thể chuyền ám ảnh sang hoang tưởng.

Bệnh thần kinh tâm lý ám ảnh (psycho – névrose obsessionnelle; obsessive – compulsive neurosis) thường xảy ra ở phụ nữ, tiến triển mạn tính và cuối cùng có thể gây tàn phế, ngăn trở tất cả hoạt động ngoài xã hội và tất cả các công việc làm. Các thể nặng của bệnh thần kinh tâm lý ám ảnh này có thể khó phân biệt với các bệnh loạn tâm thần – hủy hoại nặng và với vài thể của bệnh tâm thần phân liệt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top