CẢM CÚM

TỔNG QUAN

Cúm là một tình trạng virus tấn công vào đường hô hấp như phổi, mũi và họng. Đây là bệnh lây lan qua đường hô hấp với triệu chứng được xếp từ nhẹ đến nặng

Cúm và cảm có triệu chứng tương tự lẫn nhau. Thật khó để phân biệt giữa 2 bệnh trên. Hầu hết ở các trường hợp, triệu chứng của cúm thường nặng và kéo dài hơn cảm.

Bất kì ai cũng phải mắc cúm một lần trong đời, nhưng có vài đối tượng đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm hơn so với người khác. Những người này bao gồm: trẻ dưới 5 tuổi và người lớn hơn 65 tuổi.

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị cúm hơn nếu bạn mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch hoặc các bệnh mãn tính, như:

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận

Đái tháo đường, tuýp 1 và tuýp 2.

[toc]

TRIỆU CHỨNG CỦA CÚM LÀ GÌ?

Ở giai đoạn đầu, cảm có triệu chứng tương tự như cúm. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:

  • Đau họng
  • Ắt xì
  • Nghẹt mũi

Triệu chứng thường nặng dần cùng với quá trình phát triển của virus trong cơ thể, có thể gồm:

  • Sốt
  • Đau nhức cơ
  • Ớn lạnh
  • Vã mồ hôi
  • Nhức đầu
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi
  • Mệt mỏi

Cúm thường không cần phải đến gặp bác sĩ. Triệu chứng thường cải thiện khi điều trị ở nhà khoảng 1 tuần. Bạn có thể làm giảm triệu chứng với các thuốc không kê đơn dành cho cảm và cúm. Bạn nên nghỉ ngơi và uống đầy đủ nước, điều này rất quan trọng.

Tuy nhiên, vài trường hợp, bệnh của bạn sẽ phát triển thành biến chứng của cúm. Nếu bạn hoặc con bạn nằm trong nhóm những nguy cơ cao, hãy đến bác sĩ hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhóm nguy cơ cao bao gồm những người:

  • Dưới 2 tuổi
  • Trên 65 tuổi
  • Đang mang thai hoặc vừa mới sinh con
  • 18 hoặc trẻ hơn, đang uống aspirin hoặc thuốc chứa salicylate.
  • Có bệnh mãn tính như: đái tháo đường, hen, bệnh tim, HIV
  • Sống ở viện dưỡng lão

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus. Uống trong vòng 48 giờ đầu của triệu chứng, thuốc kháng virus có thể làm giảm thời gian và độ nặng của cúm.

cảm cúm

BIẾN CHỨNG CỦA CÚM

Hầu hết mọi người đều khỏi bệnh mà không hề mắc biến chứng gì. Nhưng đôi lúc, một nhiễm khuẩn thứ phát có thể xảy ra như: viêm phổi, viêm phế quản và viêm tai.

Nếu triệu chứng của bạn đã hết hoàn toàn nhưng sau đó lại quay trở lại trong vòng vài ngày, bạn có thể đã bị nhiễm khuẩn thứ phát. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm thứ phát.

Nếu không điều trị đúng cách, viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng

CÚM LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Để bảo vệ bản thân bạn khỏi cúm, bạn cần phải hiểu cách thức lây lan của virus. Cúm rất dễ lây lan. Nó có thể lan rất nhanh ở phạm vi trong nhà, nhà trường, cơ quan làm việc và một vài người thường xuyên tiếp xúc nhau.

Dựa theo trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, nếu bạn mắc phải cúm, bạn có thể lây lan cúm cho người khác trong vòng 1 ngày trước khi khởi phát triệu chứng và 5-7 ngày kể từ khi bạn bệnh.

Sau khi tiếp xúc với virus, bạn sẽ bắt đầu khởi phát triệu chứng trong vòng 1 – 4 ngày sau đó. Bạn thậm chí có thể lây bệnh cho người khác trước khi bạn nhận ra rằng mình đã mắc bệnh.

Cúm lây chủ yếu giữa người với người. Nếu một người bị cảm, họ có thể bắn những giọt nhỏ thông qua ắt xì, ho hoặc nói chuyện vào không khí. Nếu những giọt nhỏ đó tiếp xúc với mũi hoặc miệng, bạn có thể bị cúm.

Bạn cũng có thể tiếp xúc với cúm qua bắt tay, ôm và chạm vào những bề mặt hoặc vật dụng đã tiếp xúc với virus. Đây là lý do tại sao bạn không nên chia sẻ vật dụng hoặc chai nước đang uống với người khác, đặc biệt là những người có khả năng cao đang mắc bệnh.

PHÒNG NGỪA CÚM BẰNG CÁCH NÀO?

Điều quan trọng là bạn phải tự bảo vệ bản thân mình cũng như người thân khỏi virus bởi vì khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm của chúng.

Vì virus có thể lây nhiễm từ người sang người, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng chất sát khuẩn tay. Đồng thời, tránh chạm và mũi và miệng của bạn bằng tay.

Virus cúm có thể sống trên bề mặt vật rắn và đồ vật 2 tới 8 tiếng. Sử dụng chất tẩy uế chùi hay xịt lên những vật, bề mặt thường xuyên chạm vào ở nhà hay văn phòng làm việc để bảo vệ bản thân bạn.

Nếu bạn đang chăm sóc ai đó mắc cúm, đeo khẩu trang để bảo vệ chính mình. Bạn có thể chặn sự lây lan của cúm bằng cách che lại mỗi khi ho hoặc ắt xì. Cách che tốt nhất là sử dụng khuỷu tay thay vì sử dụng bàn tay như nhiều người hay làm.

Ngoài ra, nên tiêm chủng định kì vắc xin cúm. Vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho những người trên 6 tháng tuổi. Nó bảo vệ cơ thể chống lại các chủng virus cúm thông thường.

Vắc-xin cúm được tiêm qua bắp tay. Cũng có loại vắc-xin đường hít qua mũi dành cho những đối tượng không mang thai từ 2 đến 49 tuổi.

GHI NHỚ

Những điều bạn nên làm:

  • Tiêm ngừa vắc-xin cúm. Nó sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi.
  • Cần 2 tuần để cơ thể của bạn tạo ra kháng thể sau khi tiêm vắc-xin. Vì vậy bạn nên tiêm cáng sớm càng tốt.
  • Nói cho bác sĩ ngay nếu bạn có triệu chứng dị ứng với trứng trước khi tiêm vắc-xin. Vì một vài vắc-xin có chứa một lượng ít đạm của trứng.
  • Rửa tay thường xuyên
  • Dùng khuỷu tay để che lại mỗi lần ho hoặc ắt xì

Lau chùi những bề mặt thường hay chạm vào ở nhà hoặc văn phòng.cảm cúm

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top