CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ

(Trong thời kỳ mang thai, huyết áp thường giảm đôi chút, nhưng về mức độ cao thì không được quá 13/8. Cần phải được theo dõi, cũng như trọng lượng bà mẹ và nước tiểu.)

[toc]

1. Hậu quả:

★  Cao huyết áp trong ba tháng cuối của thai kỳ, nhất là ở phụ nữ sinh con so, cần lo ngại BỆNH THAI NHIỄM ĐỘC HUYẾT. Bệnh đi đôi với:

  • Lên cân quá mức;
  • Protein – niệu (đôi khi xảy ra muộn);
  • Phù;
  • Creatinin – huyết tăng.

Nếu không được điều trị tích cực, bệnh sẽ đưa đến tai biến nặng do thai nhiễm độc huyết:

  • Kinh giật;
  • Bọc máu sau nhau;
  • Hoại tử vỏ thận.

Sau khi sinh, huyết áp trở lại hình thường, và thường là thai nhiễm độc huyết sẽ không tái phát trong những kỳ mang thai sau.

2. Phân loại:

★     CAO HUYẾT ÁP MUỘN TẠM THỜI, không có dấu hiệu thai nhiễm độc huyết, có tiên lượng tốt, nhưng ở một số phụ nữ, bệnh tái phát vào mỗi lần mang thai, và có thể báo hiệu cao huyết áp thường xuyên về sau.

Giữa các thai kỳ, cần tìm dị dạng ở mạch.

★   CAO HUYẾT ÁP CÓ TRƯỚC KHI MANG THAI (hoặc bệnh thận tăng huyết áp): Cần theo dõi sát phụ nữ mang thai. Chứng cao huyết áp này luôn luôn nặng thêm lên trong thời kỳ mang thai (tổn thương đáy mắt, cơn co giật). Tiên lượng xấu cho người mẹ và đứa con.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top