CHÓNG MẶT

[toc]

1. Biểu hiện của chóng mặt:

★ Chóng mặt là chỉ khi nào bệnh nhân thấy các vật quay vòng, hoặc bệnh nhân có cảm giác chính mình quay vòng tròn, hoặc bị xô ngang hoặc bị xô té sấp xuống đất. Chẩn đoán phân biệt với:

  • Thỉu (lipothymia),
  • Vắng ý thức, động kinh,
  • Sợ độ cao, sợ té ngã, hoặc sợ xỉu,
  • Sợ khoảng rộng,
  • Hạ huyết áp thế đứng,
  • Chứng thấy một hóa hai (song thị) đang hình thành.

Không phải là chóng mặt thật sự, những trạng thái vừa kể.

Chứng chóng mặt không có kèm theo mất ý thức (nhưng có trường hợp cơn động kinh có thể có tiền triệu chóng mặt).

Chứng chóng mặt thường có kèm theo tái xanh, buồn nôn và ói mửa, khó chịu, lo âu, đầu tự nhiên cứng dờ không lay động. Đôi khi rối loạn tiêu hóa đến mức độ có thể lầm với chứng khó tiêu hoặc thương tổn ở gan – mật.

Cần tìm, nếu có:

– Dấu hiệu tiền đình khách quan:

  • Rung giật nhãn cầu,
  • Các chỉ số bị sai lệch,
  • Dấu hiệu Romberg,
  • Đi lệch khi nhắm mắt,
  • Giảm trương lực một bên;

– Rối loạn thính giác;

– Dấu hiệu thần kinh kèm theo,

Thường cần phải làm:

– Thính lực đồ; nghiệm pháp đặc biệt kích thích tiền đình; điện rung giật nhãn cầu đồ (electronystagmogram); chụp CT: xương đá, cột sống cổ.

chóng mặt

2. Phân loại:

★ CHÓNG MẶT NGOẠI VI (mê đạo)

Chóng mặt quay theo một chiều nhất định, có thể gây mất thăng bằng và té ngã; thường kèm theo tiếng ù tai hoặc điếc, với rối loạn chức năng thần kinh phế vị và ói mửa. Chóng mặt có thể xảy ra hoặc nặng thêm do cử động của đầu.

Rung giật nhãn cầu nằm ngang hoặc nằm ngang – quay.

Những dấu hiệu tiền đình khách quan đều hài hòa (cùng theo  một chiều hướng và cường độ bằng nhau).

NGUYÊN NHÂN:

– Tất cả bệnh ở tai đều có thể biến chứng sang chóng mặt:

  • Viêm tai kèm với viêm mê đạo, viêm tai thanh dịch;
  • Bệnh xốp tai;
  • Nút dáy tai;

– Chấn thương:

  • Gãy xương đá,
  • Chấn động mê đạo,
  • Chấn thương do khí áp.

– Hội chứng Ménière:

  • Cơn chóng mặt nhiều;
  • Kèm với ù tai và điếc (một bên);
  • Lặp đi lặp lại với khoảng cách không đều; được coi như rối loạn lưu dịch trong mê đạo.

– Vữa động mạch nghe trong, thiếu máu cục bộ tạm thời, hoặc xuất huyết;

– Di chứng chấn thương cổ;

– Do độc tố:

  • Streptomycin và các aminosid khác (kanamycin, gentamycin, tobramycin..),
  • Quinin, salicyle; indometacin (Indocid).

★ CHÓNG MẶT TRƯNG ƯƠNG (thân não).

Thường kéo dài, không điển hình lắm, mất thăng bằng nhiều hơn là chóng mặt: thường không bị điếc cũng như không có tiếng ù tai.

Rung giật nhãn cầu có thể theo chiều thăng đứng (cuống não) hoặc quay tròn (hành não),

Hội chứng tiền đình khách quan không hài hòa và thường không đầy đủ.

NGUYÊN NHÂN:

– Suy tuần hoàn động mạch đốt sống – thân nền, bệnh nhân có khả năng té ngã; drop – attack; đôi khi chóng mặt cộng với mù hai bên;

– Tổn thương ở cổ, do thao tác bóp nắn cột sống cổ;

Tổn thương mạch hành – cầu não, nhất là hội chứng Wallenberg: Chóng mặt khởi đầu, liệt các dây IX, X, XI, đôi khi liệt dây XII, hội chứng Claude Bernard – Homer, hội chứng tiểu não cùng bên, mất cảm giác nửa thân xen kẽ.

– Bệnh xơ cứng rải rác:

– U ở hố não sau:

  • U não thất bốn,
  • U tiểu não;

– Dị dạng bản lề sọ – cổ;

– Do độc tố:

. Rượu, – Hydantoin, – Phenobarbital. – Thuốc kháng histamin. – Phenothiazin. – Carbamazepin (Tégrétol). – Maleat perhexilin (Pexid).

★ LOẠI TRUNG GIAN hoặc “RỄ” (tổn thương dây VIII)

Kèm với dấu hiệu ở ốc tai, điếc, tiếng ù tai; mất thăng bằng, thường quan trọng hơn chóng mặt.

NGUYÊN NHÂN:

– U dây thần kinh VIII, chóng mặt ít, điếc, hội chứng chỉ có ở một bên.

– Các u khác ở góc cầu tiểu não: u màng não;

– Viêm dây thần kinh VIII (bệnh quai bị, cúm);

– Zona hạch gối.

★ Ở TRẺ EM:

  • Viêm tai mạn;
  • Viêm mê đạo;
  • Đau nửa đầu hoặc cơn động kinh có tiền triệu chóng mặt;
  • U ở hố não sau;
  • Do thuốc: Phénergan (Prometazin), Phenothiazin.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top