KALI NIỆU

Nhắc lại sinh lý

Thận đóng vai trò cốt lõi để duy trì tình trạng hằng định nội môi của kali trong cơ thể. Lượng kali được thải trừ qua mồ hôi và phân thấp (25 mEq/24h). Trái lại, kali được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, kali được lọc và tái hấp thu ở các ống lượn gần và được bài xuất ở các ống lượn xa.

Ở ống lượn xa của thận, thải trừ kali diễn ra theo cơ chế tranh chấp với quá trình thải trừ của ion H+ và được thực hiện bằng cách trao đổi với ion Na+ (thải trừ K+ hay H+ qua nước tiểu song song với tái hấp thu Na+ của ống thận).

  • Trong trường hợp nhiễm toan chuyển hoá, thải trừ của ion H+ nghịch đảo với thải trừ ion K+. Vì vậy xuất hiện tăng kali máu.
  • Trong trường hợp nhiễm kiềm chuyển hoá, ion H+ được giữ lại kèm với thải trừ thứ phát của ion K+. Vì vậy xuất hiện giảm kali máu. Thải trừ kali qua nước tiểu phụ thuộc vào:

1. Aldosteron (tái hấp thu Na+ và thải trừ K+): Giảm nồng độ kali máu ức chế sản xuất aldosteron và tăng nồng độ kait máu kích thích sản xuất aldosteron.

2. pH. 3

3. Tái hấp thu Na+.

4. Khẩu phần kali trong chế độ ăn.

Thải trừ các ion (kalì và natri) trong nước tiểu nhằm để bảo đảm tình trạng hằng định nội môi các lon trong cơ thể và định lượng các ion này đồng thời tính tỷ lệ Na+/K+ niệu thường được thực hiện.

xét nghiệm kali trong nước tiểu
xét nghiệm kali trong nước tiểu

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm được chi định để:

  • Đánh giá các bệnh nhân có tình trạng giảm nồng độ kali máu không rõ nguyên nhân.
  • Để đánh giá các rối loạn thăng bằng toan kiềm. Đôi khi là một thành phần của bilan điện giải niệu và có thể được sử dụng để tính toán tỷ lệ K+/Na+ niệu giúp đánh giá các bệnh nhân bị suy thận cấp nguồn gốc trước thận hay tại thận.

Cách lấy bệnh phẩm

Lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h hay lấy mẫu nước tiểu buổi sáng để XÉT NGHIỆM. Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thu và bảo quản mẫu nước tiểu thu 24 giờ. Cũng cần ghi nhận và cung cấp thông tin cho phòng xét nghiệm về khẩu phần kali và natri hiện tại của bệnh nhân.

Giá trị bình thường

  • Khi không có tình trạng ỉa chảy, mất quá nhiều mồ hôi và trọng lượng cua bệnh nhân ổn định, lượng kali và natri niệu ngang bằng với khẩu phần nhập kali và natri trong chế độ ăn:
    • Kali niệu: 40 – 100 mmol/24h.
    • Natri niệu: 100 – 160 mmol/24h.
    • Tỷ lệ Na+/K+> 1
  • Nồng độ kali niệu trong mẫu nước tiểu 24h:
    • Nam:
      • <10 tuổi: 17-54 mmol/ngày.
      • 10-14 tuổi: 22 – 57 mmol/ngày.
      • 14 tuổi: 25 – 125 mmol/ngày.
    • Nữ:
      • 6-10 tuổi: 8-37 mmol/ngày.
      • 10 – 14 tuổi: 18 – 58 mmol/ngày.
      • 14 tuổi: 25 – 125 mmol/ngày.
  • Mẫu nước tiểu thu ngẫu nhiên:
    • Nam: 13-116 mmol/g creatinin.
    • Nữ: 8-129 mmol/g creatinin.

Tăng nồng độ kali trong nước tiểu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Mất nước.
  • Tình trạng cường aldosteron (tiến phát hoặc thứ phát).
  • Nhiễm toan cetôn do ĐTĐ.
  • Dùng lợi tiểu nhóm thiazid hoặc thủy ngân.
  • Nhiễm kiềm.
  • Dùng ammonium chlorid.
  • Suy thận mãn.
  • Nhiễm toan do ống thận.
  • Bệnh Cushing.
  • Bị bỏ đỏi.
  • Khẩu phần có quá nhiều kali.
  • Hạ kali máu.
  • Ngộ độc salicylat-

Giảm nồng độ kali trong nước tiểu

Các nguyên nhân chính thường gặp là :

  • Suy thận cấp.
  • Giảm hấp thu.
  • Suy vỏ thượng thận.
  • ỉa chảy.
  • Tình trạng thiêu hụt kali mạn tính.
  • Bệnh lý cầu thận (Vd: hội chứng thận hư, viêm tiểu cầu thận nặng, xơ hóa cầu thận [nephrosclerosis]).
  • Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SLA.DH).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ kali niệu là: Acetazolamid, ammonium chlorid. glucocorticoid, thuốc lợi tiểu quai (Vd: turosemid), thuốc lợi tiểu thủy ngân, thuốc lợi tiểu loại thiazid, kali, salicylat.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ kali niệu là: Thuốc nhuận tràng, cam thao.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ kali niệu

1. Nồng độ kali niệu là một thông số hữu ích giúp đánh giá tình trạng giảm nồng độ kali máu không rõ nguyên nhân.

  • Đo nồng độ kali có trong nước tiểu 24h cung cấp các thông tin liên quan với thăng bằng điện giải của cơ thể. Các dữ liệu này giúp cho chẩn đoán các bệnh lý của thận và thượng thận.
  • Khi có tình trạng giảm nồng độ kali máu, bài xuất kali trong nước tiểu giúp tách biệt tình trạng mất kali qua thận với các tình trạng mất kali không do thận:
    • Bài xuất kali trong nước tiểu < 20 mmol/24h là một bằng chứng cho thấy giảm nồng độ kali máu do nguồn gốc mất qua thận.
    • Tình trạng mất qua thận > 50 mmol/L xẩy ra ở bệnh nhân bị giảm nồng độ kali máu, có tăng huyết áp và không sử dụng lợi tiểu có thể gợi ý tình trạng cường aldosteron tiên phát hoặc thứ phát. 2. Đánh giá tỷ lệ Na/K niệu (rapport Na/K) là một thông số hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy thận cấp nguồn gốc trước thận với suy thận cấp nguồn gốc tại thận: Trong suy thận cấp chức năng: tỷ lệ này <1. Trong suy thận thực thể: tỷ lệ này > 1. Trong chế độ ăn hạn chế muối: tỷ lệ này < 1.

Các cảnh báo lm sàng

Nồng độ kali trong nước tiểu có thể tăng lên khi có tăng khẩu phần kali, tình trạng cường aldosteron, nhiễm toan do ống thận, bắt đầu bị nhiễm kiềm và trong nhiều tình trạng bệnh lý khác.

Scroll to Top