MẤT Ý THỨC NGẮN

[toc]

Chẩn đoán có thể dựa trên những khám nghiệm bổ sung (điện tâm đồ, điện não đồ, điện cơ đồ, glucoz – huyết) nhưng trước hết dựa trên phần hỏi kỹ các nhân chứng.

1. CƠN ĐỘNG KINH:

nghĩ đến chẩn đoán này khi có:

. Té ngã đột ngột không có tiền triệu, té ngã mà bệnh nhân không nhận thức được,

. Ý thức u ám xảy ra sau cơn, kéo dài từ 5 đến 10 phút,

. Quên sau cơn

. Cắn lưỡi (tìm dấu cắn)

. Bầm máu do té ngã, đốm xuất huyết ở mi mắt hoặc chảy máu dưới kết mạc,

– Tiểu ra quần (không phải dấu hiệu đặc trưng của bệnh)

Có nhiều cơn động kinh không điển hình, ghi điện não đồ khi có chút nghi ngờ nhưng cũng lưu ý điện não đồ có thể bình thường trong thời kỳ cơn đã qua.

mất trí nhớ

2. NGẤT:

  1. Thường nhất là NGẤT PHẢN XẠ hoặc “mạch thần kinh phế vị” hoàn toàn hoặc không hoàn toàn (thỉu).
  • Trên nguyên tắc, bệnh nhân cảm thấy cơn sắp xảy ra (giảm thính lực, sương mù trước mắt, yếu cả người, vã mồ hôi) và còn nhớ được; gần như là cơn luôn luôn xảy ra khi bệnh nhân ở thế đứng; tỉnh trở lại nhanh, không có ý thức u ám. (Nhưng ngất sâu có thể kèm theo giật rung các đầu chi).
  • Những cơn ngất này là cơn xúc cảm (chờ đợi, thấy máu, nóng nực, v.v…) hoặc do đau gây ra: ngất ở người viêm ruột kết xảy ra trước cơn đau vắt ngang bụng, do phản xạ tạng – thần kinh phế vị: ngất xảy ra ban đêm trước hoặc sau khi tiểu tiện.

Có thể đối chiếu những cơn ngất này với:

  • Giảm huyết áp ở thế đứng, ở người nhạy cảm dùng thuốc giảm huyết áp;
  • Hiếm khi do tăng phản xạ xoang cảnh, ngất do chèn ép cổ hoặc khi xoay đầu và duỗi quá mức;
  • Đột quỵ thanh quản: mất ý thức xảy ra trong cơn ho kèm với xanh tím người;
  • Ngất xảy ra trong cơn đau dây thần kinh lưỡi – hầu.
  1. NGẤT TRONG TIẾN TRÌNH BỆNH TIM có ý nghĩa nghiêm trọng:
  • Ngất do rối loạn dẫn truyền:

. bloc nhĩ – thất (Adams – Stokes) hoặc hiếm khi bloc xoang – nhĩ;

. ngất “dạng đục lỗ” có hoặc không có hiện tượng co giật.

Bloc có thể gián cách: ghi điện tim nhiều lần có lợi và, nếu có thề, ghi diện thế bó His và ghi điện tim liên tục (Holter).

  • Ngất do loạn nhịp:

. Tim nhanh kịch phát bộ nối,

. Tim nhanh thất,

. Xoắn đỉnh (giảm kali – huyết, Quinidin, Suplexédil, Ségontine, V.V.J, . Bệnh tâm nhĩ.

  • Do thiểu năng động mạch vành:

. Ngất khởi phát cơn nhồi máu cơ tim

. Đau thắt ngực ngất,

. Đau thắt ngực Prinzmetal,

. Thường là cơn đau xảy ra trước khi ngất; đôi khi ghi điện tim liên tục có lợi

  • Ngất do gắng sức:

. Hẹp lỗ van động mạch chủ;

. Tăng huyết áp động mạch phổi;

. Bệnh cơ tim tắc nghẽn (ngất sau khi gắng sức);

. Nghẽn van (van giả).

  • Ngất tư thế trong u nhờn tâm nhĩ trái.
  • Ngất có tính di truyền: (khoảng cách QT dài có tính cách di truyền):

. Hội chứng Jervell kèm với điếc;

. Hội chứng Romano – Ward kèm với ngất do nhạy cảm.

ngất

3. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA:

  • Giảm glucoz – huyết: “mất ý thức ngắn” rất hiếm khi xảy ra, ở tình huống này; hoặc xảy ra cơn hôn mê, hoặc cơn khó chịu không mất ý thức;
  • Têtani: cơn têtani có thể đưa đến vô ý thức (tăng thông khí phổi).

4. CƠN BỆNH THẦN KINH, bệnh ám thị:

Mất ý thức không hoàn toàn (nhưng được kể lại như là hoàn toàn).

Không nhầm ngất với:

  • suy tuần hoàn đốt sống – đáy sọ, là té ngã đột ngột do trương lực suy sụp, nhưng không mất ý thức. Cũng giống như mất trương lực (hội chứng Gélineau)
  • Tai biến thiếu máu cục bộ ở não thoáng qua gây ra hiện tượng suy kém (liệt nhẹ nửa người, mất ngôn ngữ, lẫn tâm thần) hơn là mất ý thức.
  • Vắng ý thức động kinh: (động kinh nhỏ) thường thể hiện mất ý thức thoáng qua, không có té ngã.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top