GAN VÀ CHỨC NĂNG CỦA GAN

Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Gan cần khỏe mạnh để đảm bảo mọi chức năng. Hiểu về gan và bảo vệ gan là việc cần thiết để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Các chức năng của gan thể hiện qua quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

1. Gan là gì?

Gan là một tạng đặc lớn nhất trong cơ thể. Trung bình, gan ở người trưởng thành nặng khoảng 1,4-1,6 kg, có kích thước gần bằng một quả bóng. Gan là một cơ quan sinh tồn rất quan trọng đối với các chức năng trao đổi chất và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi gan ngừng hoạt động, con người không thể sống sót.

Vị trí của gan chủ yếu nằm ở phần trên bên phải của dạ dày, ngay dưới cơ hoành. Một phần của gan cũng đi vào phần bụng trên bên trái.

2. Cấu trúc của gan

Gan có cấu trúc như hình bán nguyệt, khá bằng phẳng ở đáy.

Gan có hai phần chính, gồm thùy trái và thùy phải. Mỗi thùy được chia thành tám phần. Mỗi đoạn có khoảng 1.000 tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy có một ống nhỏ dẫn về phía ống gan chung

Túi mật nằm dưới gan, cùng với một phần tuyến tụy và ruột non. Gan và các cơ quan này phối hợp cùng nhau để tiêu hóa, hấp thu và xử lý thực phẩm.

So với phần còn lại của cơ thể, gan nhận một lượng máu đáng kể chảy qua nó – ước tính khoảng 13% thể tích máu của cơ thể nằm trong gan ở bất kỳ thời điểm nào.

3. Những chức năng của gan

Các chức năng của gan thể hiện qua quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bao gồm:

  • Phân giải hoặc chuyển đổi các chất
  • Tổng hợp năng lượng
  • Chuyển hóa và loại bỏ các độc tố, làm chúng ít độc hơn và dễ thải ra ngoài

Gan thực hiện các chức năng này bằng cách nhận máu với chất dinh dưỡng từ các cơ quan tiêu hóa thông qua một tĩnh mạch được gọi là tĩnh mạch cửa.

  • Các tế bào gan nhận máu và lọc máu. Chúng hoạt động như các trung tâm phân loại nhỏ, xác định:
    • chất dinh dưỡng nào cần được xử lý
    • những chất nào cần được lưu trữ
    • những chất nào cần được loại bỏ
    • những chất nào nên trở lại máu
  • Gan lưu trữ các vitamin cũng như các chất khoáng (đồng, sắt), và giải phóng chúng khi cơ thể cần Gan cũng giúp thủy phân chất béo có trong bữa ăn. Tại đây, gan hoặc là lưu trữ chất béo hoặc giải phóng tạo năng lượng

Những chức năng của gan khác

  • Gan còn sản xuất khoảng 800 đến 1.000 mililít mật mỗi ngày. Mật này được vận chuyển qua ống dẫn mật đến ruột non. Ruột non sử dụng mật để giúp tiêu hóa chất béo. Lượng mật tạo thêm được lưu trữ trong túi mật.
  • Gan cũng phân giải các protein. Sản phẩm phụ của quá trình này là amoniac, lượng ammoniac lớn có thể gây độc cho cơ thể. Gan biến đổi amoniac thành một chất không độc, gọi là urê và giải phóng urê vào máu, sau đó được thận bài tiết qua nước tiểu
  • Gan còn giúp phân giải rượu cũng như nhiều loại thuốc.
  • Ngoài những chức năng kể trên, gan cũng đóng vai trò quan trọng trong:
    • Tạo ra các yếu tố hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng
    • Tạo ra protein cho quá trình đông máu
    • Lưu trữ glycogen

Như vậy, công việc của gan là lọc máu từ đường tiêu hóa, trước khi máu đến các phần còn lại của cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn giải độc các hóa chất và chuyển hóa thuốc. Ngoài ra, gan còn có vai trò tổng hợp các protein quan trọng trong quá trình đông máu và các protein chức năng khác

4. Gan có khả năng tái tạo không?

Gan thực sự là một cơ quan tuyệt vời, vì gan có khả năng tái sinh. Điều này có nghĩa sau một chấn thương hoặc phẫu thuật cắt gan, phần nhu mô gan còn lại có thể tăng sinh để đạt một mức độ nhất định. Gan bắt đầu tăng sinh bằng cách phì đại các tế bào hiện có. Sau đó, các tế bào gan bắt đầu nhân lên. Trong vòng một tuần sau khi loại bỏ hai phần ba gan, gan có thể tăng sinh để đạt được trọng lượng trước khi phẫu thuật..

5. Một số những bệnh lý hay gặp ở gan

Có nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến gan và chức năng của nó. Một số bệnh đã có phương pháp điều trị thành công trong khi những bệnh khác thì không. Các vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến gan bao gồm:

  • Xơ gan là một tình trạng mà mô sợi xơ thay thế mô gan khỏe mạnh. Khi đó, các chức năng của gan không còn đảm bảo. Các tình trạng có thể dẫn đến xơ gan gồm sử dụng rượu quá mức lâu ngày, viêm gan mạn tính hoặc các rối loạn di truyền hiếm gặp như bệnh Wilson
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH): là tình trạng mà mỡ tích tụ trong gan. Lượng chất béo dư thừa có thể làm tổn thương gan, gây viêm gan. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) là một dạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra sẹo hoặc xơ hóa gan. Những người béo phì và có những bệnh liên quan đến béo phì như bệnh đái tháo đường týp 2, có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.

Các bệnh viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi chỉ tình trạng viêm gan do các virus gây viêm gan: A, B, C, D, E. Mỗi loại có tác nhân và độ nghiêm trọng khác nhau.

  • Viêm gan A: bệnh lây qua đường ăn uống, nước. Bệnh phổ biến hơn ở các nước đang phát triển do thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh kém. Hầu hết mọi người có thể phục hồi từ viêm gan A mà không có suy gan hoặc biến chứng lâu dài.
  • Viêm gan B: có thể gây nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính. Bệnh thường lây qua quan hệ tình dục, thông qua dùng chung kim tiêm với bệnh nhân đã bị nhiễm. Viêm gan siêu vi B có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, gồm xơ gan và ung thư. Hiện nay đã có vắc-xin ngăn ngừa viêm gan siêu vi B.
  • Viêm gan C: có thể là gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh thường lây lan khi tiếp xúc với máu có chứa virus viêm gan B, như dùng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy hoặc xăm hình. Quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn với người bệnh cũng có thể gây lây bệnh. Viêm gan siêu vi C có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.

6. Những triệu chứng bệnh lý ở gan

Những triệu chứng báo hiệu gan có vấn đề thường gặp

  • chán ăn
  • buồn nôn, nôn
  • mệt mỏi, đau khớp
  • đau bụng, đau tức hạ sườn phải
  • ngứa da

Những dấu hiệu nghiêm trọng hơn:

  • vàng da
  • phù chân
  • bất lực
  • nữ hóa tuyến vú (tuyến vú to ra ở nam giới)
  • gan to
  • nước tiểu sậm màu

  • phân nhạt màu

Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị sớm

7. Làm sao để có một lá gan khỏe mạnh?

Những phương pháp thay đổi lối sống sau có thể giúp mọi người giữ cho gan khỏe mạnh:

  • tiêm ngừa viêm gan A và viêm gan B
  • quan hệ tình dục an toàn với bao cao su
  • không dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng chăm sóc cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v.)
  • luyện tập thể dục đều đặn
  • hỏi rõ bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng vì chúng có thể ảnh hưởng đến gan của bạn
  • giảm lượng rượu uống vào, vì phải mất rất nhiều cho gan để phân hủy độc tố của rượu
  • duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ và giảm béo

Tham khảo

https://www.healthline.com/human-body-maps/liver#prevention

https://www.webmd.com/digestive-disorders/picture-of-the-liver#1

https://www.medicinenet.com/liver_anatomy_and_function/article.htm#what_are_symptoms_of_liver_diseases

Leave a Comment

Scroll to Top