MỠ TRONG MÁU (RỐI LOẠN LIPID MÁU) – BỆNH QUAN TRỌNG MÀ AI CŨNG NÊN BIẾT

Mỡ trong máu – hay còn gọi là rối loạn lipid máu.

Nếu bác sĩ nói rằng bạn có mỡ máu, điều đó có nghĩa rằng nồng độ của cholesterollipoprotein tỉ trong thấp (LDL) hay của triglyceride hay cả hai tăng cao trong máu. Nếu những chất này có hàm lượng cao trong máu, bạn sẽ bị tăng nguy cơ mắc phải những bệnh tim mạch.

1. Cholesterol

Để hiểu rõ mỡ máu (rối loạn lipid máu) có ý nghĩa gì, bạn cần biết về cholesterol. Hai dạng chính của cholesterol tìm thấy trong cơ thể là lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỉ trọng cao (HDL).

LDL, hay đôi khi được biết đến như “cholesterol xấu”, được tạo ra bởi cơ thể cũng như được hấp thụ từ những thức ăn giàu cholesterol như thịt đỏ và những chế phẩm từ sữa.

LDL có thể kết hợp với những chất béo và những hợp chất khác trong máu bạn, tạo ra những vị trí tắc nghẽn trong động mạch. Điều này có thể ngăn cản dòng chảy của máu và có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như bệnh tim, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Vì những tác hại có thể gây ra bởi LDL, các bác sĩ khuyến cáo nên giữ LDL trong máu ở mức thấp.

HDL, hay đôi khi được biết đến như “cholesterol tốt”, có những tác động tích cực lên tim của bạn. HDL vận chuyển những cholesterol gây hại khỏi động mạch của bạn. Bác sĩ thường khuyên giữ nồng độ HDL ở mức cao hơn.

2. Triglyceride

Triglyceride là một loại chất béo bạn nhận được chủ yếu từ thực phẩm khi ăn vào. Cơ thể cũng có thể sản xuất triglyceride khi nó chuyển năng lượng dư thừa thành chất béo để được dữ trữ. Một vài loại triglyceride cũng cần thiết đối với một số hoạt động nhất định của tế bào, quá nhiều triglyceride sẽ có hại cho cơ thể. Cũng như đối với LDL, hàm lượng triglyceride thấp hơn sẽ tốt hơn đối với sức khoẻ.

3. Điều gì gây ra mỡ trong máu – tăng cholesterol và tryglyceride?

Những thức ăn chứa lượng nhiều một số chất béo nhất định, một số tình trạng bệnh lý và những yếu tố khác có thể gây tăng cholesterol và triglyceride máu.

Thức ăn

2 loại chất béo được biết đến với khả năng làm tăng cholesterol.

Chất béo bão hoà:

Chất béo bão hoà có thể làm tăng lượng LDL. Một số thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, như dầu cọ và dầu dừa, chứa chất béo bão hoà. Tuy nhiên, dạng chất béo này được tìm thấy chủ yếu ở những thức ăn có nguồn gốc động vật, như:

  • Phô mai.
  • Sữa.
  • Bơ.
  • Thịt.

Trans fat – chất béo dạng trans:

Trans fat  có hại nhiều hơn chất béo bão hoà vì dạng chất béo này có thể làm tăng LDL cholesterol và làm giảm HDL cholesterol. Một số loại trans fat được tìm thấy trong những thực phẩm từ động vật. Những loại khác được tìm thấy trong thức ăn đã qua chế biến qua một quy trình được gọi là hydrogen hoá như một số loại bơ động vật và khoai tây chiên.

Một số tình trạng bệnh lý

Một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Tăng cholesterol có thể bị gây ra bởi:

  • Đái tháo đường.
  • Suy giáp.
  • Hội chứng chuyển hoá.
  • Hội chứng Cushing.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bệnh thận.

Những nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác có thể gây ra tăng cholesterol bao gồm:

  • Thiếu luyện tập thể dục. Không luyện tập thể dục đủ có thể làm tăng lượng LDL cholesterol. Không chỉ thế, tập luyện đã được chứng minh có thể giúp làm tăng cholesterol tốt HDL.
  • Hút thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng cholesterol xấu, làm hình thành nhẽng mảng xơ vữa trong động mạch của bạn.
  • Di truyền.Nếu cholesterol cao gặp ở nhiều người trong gia đình bạn, bạn cũng bị tăng nguy cơ mắc tăng cholesterol máu.
  • Thuốc. Một số thuốc nhất định, như một số loại lợi tiểu, có thể làm tăng lượng cholesterol.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

4. Triệu chứng của tăng triglyceride và cholesterol máu (mỡ trong máu):

Cholesterol cao thường không gây ra bất kì triệu chứng gì. Triệu chứng có thể chỉ xuất hiện sau khi tăng cholesterol đã gây ra những tổn hại đáng kể.

Ví dụ, những triệu chứng có thể xuất hiện dưới dạng những triệu chứng của bệnh tim mạch, như đau ngực, buồn nôn hay mệt mỏi. Một cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ có thể là kết quả của cholesterol cao không kiểm soát, ngoài những nguyên nhân có thể khác.

5. Làm sao để chẩn đoán mỡ trong máu – rối loạn lipid máu?

Để kiểm tra lượng cholesterol trong máu bạn, bác sĩ sẽ chỉ định một xét nghiệm máu tên là bilan lipid. Xét nghiệm này đo lượng tổng lượng cholesterol (cả LDL và HDL) và triglyceride của bạn. Trước xét nghiệm này, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn không ăn và uống bất kì thứ gì ngoài nước lọc trong ít nhất 8 đến 12 tiếng.

Bilan lipid đo lượng cholesterol bằng đơn vị miligram trên decilit (mg/dL). Cholesterol toàn ohaanf của bạn không nên vượt quá 200 mg/dL.

6. Đâu là những lựa chọn điều trị đối với mỡ trong máu?

Phối hợp giữa dùng thuốc và thay đổi lối sống thường là phương án điều trị đối với rối loạn lipid máu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một số thực phẩm chức năng nhất định.

Thuốc

Một số loại thuốc nhất định được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu.

  • Loại thuốc này ngăn một chất được tạo ra trong gan nơi sản xuất cholesterol. Gan sau đó sẽ loại cholesterol khỏi máu bạn. Statin cũng có thể giúp hấp thu cholesterol bị mức kẹt trong động mạch của bạn. Những thuốc statin thường được kê:
  • atorvastatin (Lipitor)
  • fluvastatin (Lescol)
  • rosuvastatin (Crestor)
  • simvastatin (Zocor)
  • pravastatin
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol. Những thuốc này hạ cholesterol bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol từ thức ăn. Đôi khi loại thuốc này được dùng phối hợp với statin.
  • Chất phân giải acid mật. Những thuốc này bắt lại những chất được gọi là mật, có chứa cholesterol, và ngăn nó khỏi được tái hấp thu trong ruột non của bạn.
  • Thuốc thuộc nhóm này có thể làm hạ triglyceride trong máu.

Thực phẩm chức năng

Acid béo omega-3 không cần kê toa thường được dùng để hạ triglyceride và LDL. Acid béo omega-3 là những chất béo đa bão hoà thường được tìm thấy trong những cá béo như cá hồi. Dầu thực vật như dầu oliu cũng có chứa omega-3.

Niacin làm tăng sản xuất HDL. Niacin có dạng cần và không cần kê toa.

Thay đổi lối sống

Theo một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện đầy đủ có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol. Những bước này cũng có thể giúp phòng ngừa rối loạn lipid máu ngay từ đầu.

chế độ ăn lành mạnh

7. Làm sao để tôi có thể phòng ngừa mỡ trong máu?

Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA)  khuyên rằng bạn không nên nạp quá 6% năng lượng mỗi ngày từ chất béo bão hoà. AHA cũng khuyên rằng bạn nên tránh dùng trans fat mọi lúc có thể. Ăn nhiều những ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau củ cũng có thể giúp giảm cholesterol.

Những cách khác có thể giúp bạn duy trì lượng cholesterol lành mạnh bao gồm:

  • Ăn những loại thịt bỏ da và phần nạc không nhìn thấy mỡ. Ăn với lượng vừa phải.
  • Dùng những chế phẩm từ sữa ít hay không báo.
  • Dùng chất béo đa hay đơn không bão hoà thay vì chất báo bão hoà và trans fat.
  • Tập thể dục trong ít nhất 30 phút, 4 ngày mỗi tuần.
  • Tránh dùng thức ăn nhanh, thức ăn vặt hay qua chế biến.
  • Dùng thức ăn nướng thay vì đồ chiên.

tập thể dục

thức ăn bổ

8. Kết luận

Thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp hạ triglyceride và cholesterol máu của bạn xuống. Theo đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ để cải thiện sức khoẻ cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tham khảo

https://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#prevention

Leave a Comment

Scroll to Top