GGT là gì: GGT là một trong những xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán bệnh gan mật. Vậy chỉ số GGT là gì và chỉ số xét nghiệm GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
1. Chỉ số GGT là gì?
- GGT là từ viết tắt của Gamma glutamyl transpeptidase.
- GGT là một loại enzyme có chức năng xúc tác chuyển hóa và vận chuyển các phân tử acid amin. GGT đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và một số chất độc khác.
- GGT có trong nhiều cơ quan chức năng trong cơ thể như thận, tuyến tụy, lá lách,… và đặc biệt trong gan. Nguồn gốc của GGT trong máu chủ yếu là từ gan, vì vậy nồng độ GGT máu thường cao trong trường hợp gan bị tổn thương. Xét nghiệm chỉ số GGT thường được thực hiện chung với các xét nghiệm men gan khác (như AST, ALT, ALP…) khi nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương gan
- GGT có vai trò quan trọng trong đánh giá ứ mật.
2. Khi nào cần làm xét nghiệm GGT?
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm GGT khi nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương gan hoặc bệnh lý gan, đặc biệt nếu liên quan đến bia rượu. Xét nghiệm GGT hiện nay là một xét nghiệm enzyme rất nhạy để chỉ ra tình trạng tổn thương hoặc bệnh lý ở gan. Những tổn thương này thường do nghiện rượu hoặc những độc chất khác như thuôc hoặc chất độc.
Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:
- chán ăn
- buồn nôn, nôn
- mệt mỏi, đau khớp
- đau bụng, đau tức hạ sườn phải
- vàng da
- nước tiểu sậm màu
- phân bạc màu, trắng như phân cò
- ngứa da
Trường hợp bệnh nhân trong quá trình cai rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này nhằm kiểm tra xem bệnh nhân có tuân thủ không. Xét nghiệm này cũng có thể dùng để theo dõi mức GGT cho những bệnh nhân đã được điều trị viêm gan do rượu.
3. Xét nghiệm GGT cần chuẩn bị gì?
Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bệnh nhân nhanh về những việc nên làm trong tám giờ trước khi xét nghiệm và ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nếu bệnh nhân uống rượu, kể cả một lượng nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu máu, nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân
4. GGT tăng cao trong trường hợp nào?
- Một số trường hợp dẫn đến tăng GGT:
- Lạm dụng rượu
- Viêm gan virus cấp tính (viêm gan A, B, C, D, E)
- Giảm lưu lượng máu đến gan
- Khối u gan
- Xơ gan, hoặc gan xơ hóa
- Lạm dụng một số loại thuốc hoặc độc tố khác
- Suy tim
- Đái tháo đường
- Viêm tụy
- Bệnh gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm GGT thường được chỉ định kèm với xét nghiệm chỉ số alkaline phosphatase (ALP) – một loại enzyme. Nếu chỉ số GGT và ALP cùng tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề về gan hoặc ống mật. Trường hơp GGT bình thường, ALP tăng cao, có thể biểu hiện bệnh lý xương
5. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là bình thường? Chỉ số GGT bao nhiêu là cao? Chỉ số GGT ở mức bình thường vào khoảng dưới 50 UI/L. Chỉ số GGT bình thường có thể thay đổi tùy theo tuổi tác và giới tính. Trong đó chỉ số GGT ở nam giới thường từ 11-50 UI/L, nữ giới thường từ 7-32 UI/L. Không chỉ bệnh lý ở gan mà bệnh lý từ các cơ quan khác như thận, lách, tụy…cũng làm GGT tăng
Xét nghiệm GGT thường được chỉ định ở những bệnh nhân có ALP cao. Xét nghiệm GGT cũng được thực hiện khi bệnh nhân có một số triệu chứng bệnh gan như: mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, ăn uống không ngon, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải…
Xét nghiệm chỉ số GGT có thể giúp chẩn đoán tổn thương gan, nhưng không thể xác định chính xác nguyên nhân. Trường hợp chỉ số GGT tăng cao, bệnh nhân sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra bệnh lý cụ thể
6. Nên làm gì khi chỉ số GGT tăng cao?
Tổn thương gan là một vấn đề nghiêm trọng và thường dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tùy theo mức độ tổn thương, gan có thể hồi phục hoặc không hồi phục được. Xét nghiệm GGT được sử dụng kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác, giúp bác sĩ chẩn đoán trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương gan
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tổn thương gan đã được nêu trên. Việc đó giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân một cách sớm nhất và chính nhất có thể, giúp bệnh nhân bắt đầu điều trị sớm, tránh các biến chứng nặng
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng cà phê cao có thể làm giảm mức GGT ở những người uống nhiều rượu, nhưng nó cần hơn năm ly mỗi ngày. Nên cẩn thận, vì uống quá nhiều cà phê cũng dẫn đến những vấn đề khác, bao gồm tăng huyết áp và khó ngủ.
Bệnh nhân không nên sử dụng rượu bia, những đồ uống có chứa chất kích thích, tránh xa thuốc lá, tránh thức khuya. Trong chế độ ăn uống hàng ngày thì người bệnh nên hạn chế những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà, hạn chế đồ ăn cay nóng.
Cuối cùng, bỏ hút thuốc, bỏ rượu và giảm cân là những bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện để giảm mức GGT và áp dụng một lối sống lành mạnh giúp được gan chữa lành