Từ đầu thế kỷ 19 các chức năng trong cơ thể được chia làm 2 phần: Chức năng động vật và chức năng thực vật.
- Chức năng động vật là sự thu nhận kích thích và phản ứng cử động thực hiện nhờ hệ cơ xương.
- Chức năng thực vật gồm sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
Tương ứng với sự phân chia các chức năng. Hệ thần kinh trung ương: bảo đảm các chức năng cảm giác và vận động của cơ thể. Phản ứng cơ thể theo ý muốn.
Hệ thần kinh thực vật: bảo đảm sự phân phối thần kinh tới các cơ quan nội tạng, mạch máu và tuyến mồ hôi. Phản ứng cơ thể không theo ý muốn.
1.Cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh thực vật (TKTV)
Hệ TKTY được chia thành 2 hệ: hệ giao cảm và hệ đối giao cảm.
1.1.Hệ giao cảm
1.1.1.Trung khu
Phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống, liên tục từ đốt lưng 1 đến đốt thắt lưng 3.
1.1.2.Các hạch giao cảm
Từ trung khu các thân nơrôn giao cảm phát ra các sợi đi tới các hạch giao cảm. Các hạch này có 2 loại:
1.2.1.1. Các hạch giao cảm cạnh sống:
Xếp thành 2 chuỗi ngang hai bên cột sống (hơi chếch ra phía trước).
♦ Trong chuỗi hạch giao cảm cạnh sống có các hạch quan trọng sau :
- Hạch cổ trên: Nhận các sợi của các đốt sống đầu tiên của tủy sống, sợi sau hạch chi phôi hoạt động các cơ quan vùng đầu.
- Hạch cổ giữa: Nhận các sợi trước hạch từ các đốt sống lưng trên và các sợi sau hạch đi theo các dây thần kinh số IV và VI, dây thần kinh tim và có nhánh đi tới tuyến giáp, thực quản.
- Hạch sao: Là các hạch cổ dưới hợp thành. Nó nhận các sợi trước hạch từ đốt lưng II – IX. Các sợi sau hạch đi ra trong thành phần các dây thần kinh sống, trong đám rối Vieussens để tới các cơ quan vùng cổ và chi trên. Hạch sao cũng phát ra những sợi sau
hạch đi trong thành phần của dây thần kinh tim dưới, để chi phối hoạt động các cơ quan trong lồng ngực.’
♦ Các hạch lưng và bụng: Các sợi trước hạch phát ra từ đốt lưng (3-4 đốt đầu tiên). Một số sợi trước hạch đi ngang qua các hạch cạnh sống, tạo nên dây thần kinh tạng lớn và dây thần kinh tạng nhỏ. Các sợi sau hạch đi tới da và cơ vùng thân và chi dưới. Kích thích các sợi này sẽ làm phục hồi khả năng hoạt động cơ đã bị mỏi mệt.
1.2.1.2.Các hạch trước cột sống
Bao gồm:
- Các hạch đám rối thái dương (hạch tạng và hạch mạc treo tràng trên): Nhận các sợi trước hạch từ đốt sống lưng V – X (đi trong thành phần dây thần kinh tạng lớn và tạng nhỏ). Các sợi sau hạch đi tới các cơ quan vùng bụng như dạ dày, gan, lách, ruột non… Các sợi này đi dọc theo động mạch tạng, và động mạch mạc treo tràng trên, tạo ra ở bề mặt mạc treo tràng trên các đám rối mạc treo tràng trên.
- Hạch mạc treo tràng dưới: Nằm trong đám rối mạc treo tràng dưới. Các sợi trước từ các đốt thắt lưng và trong thành phần của dây tạng dưới. Sợi sau hạch đi tới các cơ quan vùng chậu, trong thành phần của dây tạng dưới và dây thần kinh ruột.
1.2.Hệ đôi giao cảm
1.2.1.Trung khu
Phân bố ở 3 nơi:
- Não giữa: Ngang củ não sinh tư trước, phát ra các sợi đi theo thành phần của dây thần kinh III tới chi phối hoạt động đồng tử.
- Hành não: phát ra các sợi đi trong thành phần của các dây thần kinh III, VII, IX, X.
- Vùng tủy cùng (S2, S3, S4): phát ra các sợi đi trong thành phần các dây thần kinh chậu.
1.2.2.Các hạch đôi giao cảm
- Hạch mi: Sợi trước hạch phát ra từ não giữa, đi theo thành phần của dây thần kinh vận nhãn. Sợi sau hạch đi trong thành phần của dây thần kinh mi, tới các cơ vòng của đồng tử và cơ mi.
- Hạch tai: Sợi trước hạch bắt đầu từ hành não, đi trong thành phần của dây thần kinh lưỡi hầu. Sợi sau hạch đi trong thành phần của dây nhĩ – thái dương tới tuyến mang tai. Hạch dưới hàm và dưới lưỡi: Sợi trước hạch xuất phát từ cầu não, đi trong thành phần của dây lưỡi. Sợi sau hạch đi tới tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
- Hạch vòm khẩu cái: Sơi tiền hach đi theo thành phần của dây thần kinh mặt, sợi hậu hạch đi theo khẩu cái, tới tuyến nước mắt và tuyến niêm mạc mũi.
Các hạch nằm trong thành các cơ quan: Các hạch này nằm trong cơ tim, thành dạ dày, ruột (đám rối Meissner và Auerbach) và các cơ quan khác. Các sợi trước hạch tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây thần kinh phế vị. Ngoài ra còn có các sợi trước hạch đi tới các đốt sống cùng, trong thành phần của dây thần kinh chậu, để chi phối hoạt động các cơ quan vùng chậu (ruột glà, bàng quang, cơ quan sinh dục).
1.3.Cung phản xạ của hệ thần kinh thực vật
Về giải phẫu học, ta thấy cung phản xạ TKTV có những sự giông và khác nhau so với TKTƯ
- Nơrôn cảm giác giông nhau.
- Nơrôn trung gian (TKTƯ) tương ứng với nơrôn trước hạch (TKTV).
- Nơrôn vận động sừng trước tủy sống (TKTƯ) phát ra từ trung ương, nơrôn vận động TKTV phát ra từ hạch ngoại biên.
- Đường cảm giác hướng tâm: Đây là những sợi không có myelin, dẫn truyền xung động thần kinh vào trung ương nhờ dây thần kinh X, dây thần kinh nội tạng (Splanchnic), thần kinh chậu và các thần kinh giao cảm khác. Như vậy sỢị giao cảm nội tạng đi theo sợi vận động tương ứng.
- 4/5 số sợi của bó thần kinh X là sợi giao cảm. Riêng các sợi cảm giác từ mạch máu trong cơ xương và da thì dẫn truyền bằng sợi TKTƯ. Thân các tế bào giao cảm nằm ở hạch trên rễ giao cảm thần kinh sống, hoặc ở các hạch giao cảm tương ứng của thần kinh sọ.
2. Chức năng của hệ thần kinh thực vật
2.1. Ảnh hưởng của kích thích giao cảm và đốì giao cảm lên các cơ quan
2.1.1. Mắt
Sự co giãn con ngươi, và điều tiết thủy tinh thể được kiểm soát bởi hệ thần kinh thực vật:
- Kích thích giao cảm làm co các cơ tia của mông mắt làm giãn đồng tử.
- Kích thích đối giao cảm làm co các cơ vòng của mông mắt, làm co đồng tử.
- Điều tiết thủy tinh thể được kiểm soát hoàn toàn bởi hệ đối giao cảm: Kích thích đối giao cảm làm cơ mi co lại, tăng sức căng của dây chằng treo (bình thường thủy tinh thể được giữ khỏi xẹp xuống là nhờ sức căng của dây chằng treo), làm thủy tinh thể lồi hơn, giúp điều tiết khi nhìn những vật ở gần mắt.
2.1.2.Các tuyến của cơ thể
Kích thích hệ đối giao cảm sẽ làm tăng tiết các tuyến như tuyến mũi, lệ, nước bọt và nhiều tuyến tiêu hóa đặc biệt là các tuyến dạ dày, tụy và mật.
Kích thích hệ giao cảm ít có ảnh hưởng trực tiếp lên sự bài tiết của các tuyến nhưng nó có tác dụng làm co mạch, làm giảm sự bài tiết của các tuyến.
Tuyến mồ hôi: Kích thích giao cảm sẽ tiết một số lượng lớn mồ hôi, còn kích thích đốì giao cảm không có tác dụng.
2.1.3.Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có những bộ phận thần kinh nội tại, gọi là đám rối thần kinh trong thành (intramural plexus). Tuy nhiên khi kích thích hệ thần kinh thực vật có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Kích thích hệ đối giao cảm thường làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa bằng cách làm tăng nhu động, tăng sự di chuyển các chất chứa trong ống tiêu hóa. Tác dụng này thường được phôi hợp đồng thời với sự tăng bài tiết các tuyến tiêu hóa.
- Kích thích mạnh hệ giao cầm sẽ làm ức chế nhu động ruột, tăng trương lực các cơ vòng, làm giảm sự vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa.
- Kích thích hệ giao cảm làm ức chế sự bài tiết chất nhầy bởi các tuyến Brunner ở đầu tá tràng, tá tràng không được bảo vệ, dễ bị loét.
2.1.4.Hệ tuần hoàn
Đối với tim
- Kích thích giao cảm làm tăng nhẹ hoạt động của tim: tăng nhịp tim, tăng sức co bóp, tăng dẫn truyền xung động trong cơ tim (trên ECG khoảng PQ rút ngắn) tăng trương lực cơ tim. Đặc biệt, kích thích giao cảm trái làm tăng sức co bóp cơ tim nhiều hơn bên phải, còn kích thích giao cảm bên phải: làm tăng nhịp tim nhiều hơn kích thích bên trái.
- Trung tâm đối giao cảm ở hành não có các sợi trước hạch theo dây thần kinh X đến hạch đối giao cảm nằm ngay tim, các sợi sau hạch đến nút xoang và nút nhĩ thất. Kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim: giảm sức co bóp cơ tim, kéo dài thời gian tâm trương, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất (PQ kéo dài), giảm nhịp tim.
♦ Đối với mạch máu
- Kích thích hệ giao cảm làm co thắt hầu hết các mạch máu đặc biệt là những mạch máu của các cơ quan nội tạng và da, còn khi kích thích hệ đôi giao cảm thì có tác dụng ngược lại, tức là làm giãn nở mạch máu ở những nơi này
- .Ảnh hưởng của kích thích TKTV lên huyết áp:
- Kích thích giao cảm làm tăng sức co bóp của cơ tim, đồng thời gây co mạch (làm tăng sức cản ngoại biên), làm huyết áp tăng rất nhiều
- Kích thích hệ đối giao cảm làm giảm sức bơm của tim, chi làm huyết áp giảm ít.
2.1.5.Hô hấp
- Kích thích giao cảm làm giãn cơ Reissessen của tiểu phế quản, làm phế quản nở, và làm hơi co các mạch máu.
- Kích thích đối giao cảm làm hơi co phế quản, và hơi giãn các mạch máu.
2.1.6. Thận
- Kích thích thần kinh giao cảm thận, gây co tiểu động mạch vào cầu thận, làm giảm mạnh áp suất mao mạch cầu thận, và giảm độ lọc cầu thận, làm giảm lưu lượng nước tiểu đến 10 lần hay hơn, do mất thăng bằng cầu – ống thận nhẹ. Ngược lại, ức chế thần kinh giao cảm, gây giãn tiểu động mạch vào cầu thận ở mức độ vừa phải, làm tăng nhẹ độ lọc cầu thận, gây tăng mạnh lưu lượng nước tiểu.
- Tăng hoạt động của hệ giao cảm làm tăng tiết renin, do tác động trên thụ thể Beta và AMP vòng được thành lập tế bào cạnh cầu thận.
2.1.7. Ảnh hưởng của kích thích hệ thần kinh thực vật lên một số chức năng khác
- Hầu hết các câu trúc cơ trơn như: ống gan, túi mật, niệu quản, bàng quang bị ức chế khi kích thích hệ giao cảm, tức là gây giãn cơ trơn và hưng phấn khi kích thích hệ đối giao cam.
- Kích thích giao cảm làm tăng phóng thích glucoz từ gan, làm tăng nồng độ glucoz máu, làm tăng chuyển hóa cơ bản, và làm tăng hoạt động tinh thần.
- Kích thích giao cảm làm tăng tiết in- sulin và làm giảm tiết glucagon.
2.2.Ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật lên chức năng tủy thượng thận
- Kích thích những sợi thần kinh giao cảm đến tủy thượng thận, gây phóng thích một lượng lớn epinephrin và norepinephrin vào máu tuần hoàn, và kích tố này được chuyên chở đến các mô trong cơ thể. Trung bình có khoảng 75% epinephrin và 25% nore- pinephrin, trong những điều kiện sinh lý khác nhau, tỷ lệ này có sự thay đổi đáng kể.
- Norepinephrin tuần hoàn có tác dụng trên các cơ quan giống như trực tiếp kích thích hệ giao cảm trên các cơ quan này, chi khác thời gian tác dụng kéo dài gấp 10 lần, bởi vì norepinephrin bị loại khỏi máu rất chậm: norepinephrin có tác dụng làm co mạch máu, làm tăng nhẹ hoạt động của tim, ức chế hoạt động ống tiêu hóa, giãn đồng tử…
- Epinephrin cũng có tác dụng giống norepinephrin nhưng còn có những tác dụng khác biệt sau đây:
- Có tác dụng trên hoạt động của tim mạch hơn norepinephrin.
- Epinephrin làm giãn các mạch máu cơ vân và cơ tim. Mạch máu cơ chiếm một phần lớn các mạch máu trong cơ thể, sự khác nhau này cho thấy được tầm quan trọng là norepi- nephrin làm tăng đáng kể sức cản ngoại biên vì vậy nó làm tăng huyết áp rất nhiều. Trong khi epinephrin làm tăng huyết áp ít hơn, nhưng nó lại làm tăng cung lượng tim đáng kể, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động của tim và các tĩnh mạch.
- Sự khác biệt của epinephrin và nore- pinephrin trên chuyển hóa của mô: epineph- rin làm tăng chuyển hóa cơ bản gấp vài lần norepinephrin. Vì vậy epinephrin tiết bởi tủy thượng thận, làm tăng tỷ số chuyển hóa lên 100 phần trăm trên mức bình thường, làm tăng hoạt động và kích động toàn cơ thể, đồng thời tăng chuyển hóa glycogen ở gan, và phóng thích glucoz vào máu.
2.3.Sự liên quan giữa nhịp độ kích thích trên mức độ tác dụng của hệ giao cảm và đối với giao cảm
Đối với hệ TKTV, khi kích thích với tần số thấp, cũng có tác dụng hoàn toàn trên cơ quan: Bình thường chi kích thích vài giây đã đủ gây tác dụng đốì với hệ giao cảm và đối giao cảm, và sự hoạt động hoàn toàn (tối đa) xảy ra khi các sợi thần kinh bị kích thích từ 10 – 15 lần/giây, trong khi đối với hệ thần kinh cơ xương, muôn gây hoạt động hoàn toàn phải kích thích khoảng 75 – 200 lần/giây
2.4.Trương lực của giao cảm và đối giao
- Hệ giao cảm và đối giao cảm hoạt động liên tục, và ở mức độ cân bằng của sự hoạt động gọi là trương lực của giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh.
- Giá trị của trương lực cho biết sự tăng hay giảm hoạt động hệ thần kinh của các cơ quan bị kích thích.
Ví dụ: Bình thường trương lực giao cảm giữ hầu hết các mạch máu trong cơ thể, co bằng V đường kính tối đa của nó. Nếu tăng mức độ kích thích, thì các mạch máu có thể co lại nhiều hơn nữa. Trái lại, ức chế trương lực giao cảm bình thường mạch máu có thể bị giãn. Nếu không có trương lực đối giao cảm, thì hệ giao cảm chi có thể gây co mạch máu.
- Trương lực của hệ đối giao cảm đường tiêu hóa: Nếu cắt bỏ hệ đối giao cảm có thể gáy mất trương lực cơ trầm trọng và kéo dài, đồng thời rối loạn sự bài tiết dịch.
- Trương lực cơ tạo nên do norepineph- rin và epinephrin của tủy thượng thận bài tiết.
- Bình thường tủy thượng thận tiết khoảng 0,2 mg/kg/phút epinephrin và khoảng 0,07mg/kg/phút norepinephrin. số lượng này được coi như đủ để giữ huyết áp trên mức trung bình, nếu như hủy tất cả hệ giao cảm tới hệ tim mạch, chứng tỏ phần lớn hoạt động trương lực cơ do chính sự bài tiết epinephrin và norepinephrin của tủy thượng thận hơn là do sự kích thích trực tiếp hệ giao cảm.
- Ảnh hưởng sự mất trương lực giao cảm và đối giao cảm: Trong trường hợp mạch máu bị cắt bỏ thần kinh giao cảm, gây sự giãn mạch tối đa. Tuy nhiên sau một tuần, “trương lực ” nội tại trong các cơ trơn mạch máu tăng, phục hồi lại sự CO mạch bình thường.
Bất cứ một cơ quan nào khi mất trương lực giao cảm và đối giao cảm, đều xảy ra sự bù trừ được thành lập, để đưa sự hoạt động của cơ quan đó về mức độ bình thường. Tuy nhiên sự bù trừ này đôi khi cần thời gian dài (ví dụ: mất trương lực đối giao cảm đến tim ở chó, làm tăng nhịp đến 1601/phút và sẽ trở về 120 nhịp/phút sau 6 tháng).
2.5.Sự nhạy cảm của cơ quan khí hệ giao cảm và đối giao cảm bị cắt bỏ
Trong tuần lễ đầu hay lâu hơn sau khi phá hủy thần kinh giao cảm hay đối giao cảm, thì cơ quan tương ứng trở nên ngày càng nhạy cảm với norepinephrin hay acetylcholin chích vào, tác dụng này thể hiện :
- Lưu lượng máu ở cánh tay trước khi hủy giao cảm là 200 ml/phút, thử chích một lượng norepinephrin chi gây ra sự giảm rất ít lưu lượng máu.
- Khi cắt bỏ hạch sao, trương lực giao cảm bình thường bị mất, lưu lượng máu tăng nhanh đáng kể, vì mất trương lực mạch. Nhưng sau vài ngày đến một tuần lễ, lưu lượng máu trở về gần bình thường (Hình 53.3), do sự tăng từ từ trương lực nội tại của mạch máu cơ. Đó là sự bù trừ khi mất trương lực. Sau đó chích một lượng norepinephrin, thì lưu lượng máu giảm nhiều hơn trước. Hiện tượng này gọi là sự nhạy cảm khi hủy thần kinh; nó xảy ra trong cả cơ quan giao cảm và đối giao cảm.
Cơ chế của sự tăng tính nhạy cảm do cắt thần kinh, là do tăng số thụ thể trong màng sau xináp của các tế bào hiệu ứng. Khi nore- pinephrin và acetylcholin lâu không được giải phóng ở các xináp nữa, khi tiêm một liều hormon vào trong máu tuần hoàn, thì phản ứng của cơ quan hiệu ứng sẽ tăng lên rõ rệt.
3. Các phản xạ tự động
Các phản xạ tự động chính là sự điều hòa các chức năng nội quan của hệ thần kinh thực vật.
3.1.Phản xạ tự động tim mạch
Một số phản xạ tim mạch giúp điều hòa huyết áp động mạch, cung lượng tim và nhịp tim như: áp thụ quan (Baroreceptors) nằm trong thành của các động mạch lớn (bao gồm xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ), khi chúng bị kích thích bởi sự tăng áp suất máu, hưng phấn được truyền đến hành não làm kích thích trung tâm dây X (ức chế tim) ở hành não làm tim đập chậm lại, và huyết áp trở về bình thường. Mặt khác, các dâu hiệu được truyền tới thân não, ức chế các xung động giao cảm tới tim và mạch máu, làm áp suất động mạch giảm xuống, về bình thường.
3.2.Phản xạ tự động tiêu hóa
Phần trên cùng của ống tiêu hóa và trực tràng được điều khiển chính bởi phản xạ tự động:
- Ngửi mùi thơm thức ăn hay có thức ăn trong mồm, kích thích từ mũi và mồm tới dây phế vị, thiệt hầu và các nhân nước bọt ở thân não, rồi những kích thích này được truyền qua thần kinh đối giao cảm, đến các tuyến bài tiết nước bọt, dạ dày gây tiết dịch tiêu hóa, ngay cả khi thức ăn chưa đặt vào miệng.
- Hoặc: khi phân đầy trực tràng, ở phần cuối của ống tiêu hóa xuất phát luồng xung động cảm giác do sức căng của trực tràng, được đưa đến phần cùng của tủy sống, và một tín hiệu phản xạ được đưa trở lại qua đối giao cảm đến phần xa của ruột glà, gây co bóp mạnh để tống phân ra ngoài.
3.3.Các phản xạ tự động khác
- Sự tống nước tiểu của bàng quang: Khi bàng quang căng nước tiểu, kích thích đoạn tủy cùng, gây co bóp bàng quang và giãn các cơ vòng tạo nên sự đi tiểu.
- Các phản xạ tự động về tình dục: Khi có sự kích thích tâm lý hay kích thích cơ quan sinh dục, những kích thích đó gom lại ở phần tủy cùng, gây phản xạ cương sinh dục và phóng tinh dịch ở nam giới.
- Ngoài ra còn có các phản xạ điều tiết dịch tụy, tiết mật, tiết mồ hôi, nồng độ đường huyết, và chức năng các cơ quan khác.
3.4.Đáp ứng “báo động ” hay “stress ” của hệ thần kinh giao cảm
Khi cơ thể bị stress, phần lớn hệ giao cảm bị kích thích cùng một lúc, sẽ gây gia tăng hoạt động nhiều chức năng trong cơ thể như: tăng huyết áp, tăng lượng máu đến các cơ đang hoạt động, và giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng và ngoại biên; tăng chuyển hóa của các tế bào cơ thể, tăng đường huyết, và tăng hoạt động tinh thần… Tức là làm cho hoạt động chức năng các cơ quan tăng ở một mức độ cực đại, để cơ thể chống lại các đả kích vào cơ thể. Mục đích của giao cảm là cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể, trong tình trạng cơ thể bị đả kích mạnh. Trong tình trạng tăng hoạt động giao cảm, gọi là đáp ứng báo động hay Stress. Đáp ứng này có ý nghĩa tự vệ quan trọng.
4. Sự dẫn truyền hệ thần thực vật
4.1.Cơ cấu chỗ tận cùng của hệ TKTV ở cơ trơn và cơ tim
4.1.1.Cơ trơn
- Không có phiến tận cùng, cũng không có nhánh tận cùng đi vào một điểm rõ ràng.
- Có những nhánh sợi thần kinh chạy dọc theo màng tế bào cơ, làm thành các rãnh trên mặt tế bào cơ, và trên rãnh có nhiều nốt phồng chứa các hạt dự trữ các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích ra từ các nốt phồng đó khi có kích thích. Nhờ cách sắp xếp như vậy nên một nơrôn có thể kích thích nhiều tế bào cơ trơn (Hình 53.4)
4.1.2.Cơ tim
cấu trúc tai đầu mút tận cùng ở nút xoang, nút nhĩ thất, bó His cũng tương tự cơ trơn.
4.1.3.Chất dẫn truyền
- Norepinephrin là chất dẫn truyền thần kinh, của hệ giao cảm.
- Norepinephrin là chất dẫn truyền thần kinh của sợi sau hạch giao cảm, trừ tuyến mồ hôi, cơ dựng lông, và một số mạch máu.
- Acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh ở :
- Hạch giao cảm và đối giao cảm.
- Nơrôn sau hạch đối giao cảm.
- Nơrôn sau hạch đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.
- Các sợi trước hạch của cả hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm
- Cấu trúc phân tử của acetylcholin (1) và norepinephrin (2)
4.3.Thụ thể alpha và beta
Đối với các chất dẫn truyền thần kinh của dây giao cảm và tủy thượng thận là epineph- rin và norepinephrin, trên màng các tế bào đích có 2 loại thụ thể để tiếp nhận, là thụ thể alpha và thụ thể beta. Epinephrin được tiếp nhận với cả hai loại thụ thể alpha và beta, còn norepinephrin chi được tiếp nhận bởi thụ thể alpha.
- Thụ thể alpha có chủ yếu ở trên màng các tế bào cơ trơn của các mạch máu ngoại biên, và mạch máu các cơ quan nội tạng, khi chịu tác dụng của epinephrin và norepineph- rin nó gây co mạch.
- Thụ thể beta có chủ yếu ở cơ tim, màng các tế bào cơ trơn của mạch vành tim, mạch ở các cơ xương, cơ trơn ruột, dạ con, vách bàng quang, cơ trơn phế quản, các tế bào gan và tế bào của tổ chức mỡ.
- Beta chia 2 loại: Beta1 và Beta2 :
- Beta1 phân phối ở cơ tim, các nút xoang, nút nhĩ thất. Khi hưng phấn Beta1 sẽ gây tăng co bóp cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng nhịp tim và trương lực cơ tim.
- Beta2 phân bố ở cơ trơn thành mạch vành và mạch cơ xương, cơ Reissessens tiểu phế quản và các cơ trơn ở thành cíng tiêu hóa, cơ trơn tử cung và vách bàng quang. Khi Beta2 hưng phấn gây giãn các cơ trơn, gây giãn mạch máu, giãn phế quản, giãn tử cung. (Bảng 53.1)
Ngoài những tác dụng trên, epinephrin còn có tác dụng trong chuyển hóa: tăng đường huyết, tăng K máu, tăng acid béo máu, tăng tiêu thụ oxy. Hợp chất chủ yếu làm trung gian cho các tác dụng này là AMP vòng.
+ Thụ thể Beta và Beta2 đều gây tác dụng bằng cách hoạt hóa men adenylaz cylaz, nên làm tăng AMP vòng.
4.4.Cấu trúc của alpha và Beta-receptor
Thụ thể alpha và beta có mặt ở cả màng trước và sau xináp.
Dùng phương pháp đánh dấu các chất khác nhau, và tính trọng lượng phân tử của các chất đó; người ta nhận thấy kết quả sau: các chất có trọng lượng phân tử 55.000 thì gắn được alpha-receptor. Những chất có trọng lượng phân tử 100.000 thì gắn được với p re-ceptor.
Các alpha hay beta receptors đều có khả năng gắn với các chất có chuỗi C – C – N (dẫn xuất Alkyl).
Chất epinephrin có chuỗi C – C – N, nên đều có thể tác dụng cả alpha và beta.
Tuy vậy các chất kể trên không phải gây tác dụng giống nhau. Thụ thể a có khả năng kết hợp với NH2 ở nhánh bên của chuỗi alkyl (tức là kết hợp với norepinephrin là chủ yếu). Còn thụ thể beta thì có khả năng kết hợp với nhóm CH3 ở nhánh bên (tức là kết hợp với epinephrin là chính).
Vi norepinephrin có nhóm NH2 nên kết hợp với alpha-receptor, còn epinephrin có cả NH và CH3 nên có khả năng kết hợp với cả alpha và beta receptors
4.5.Thụ thể Acetylcholin
Dựa trên tính chất dược lý có thể chia thụ thể acetylcholin thành 2 loại: Mặc dù cùng là dây cholinergic, dẫn truyền bằng acetylcholin, nhưng chỗ tận cùng của nơrôn sau hạch cholinergic đáp ứng với muscarin, không đáp ứng với nicotin, ngược lại ở tại hạch giao cảm hay chỗ tận cùng của nơrôn vận động TKTƯ chi có sự đáp ứng với nicotin, mà không đáp ứng với muscarin. Do đó chia làm 2 loại: thụ thể muscarin và thụ thể nicotin.
+ Thụ thể muscarinic bị ức chế bởi tropin, tác động kích thích của thụ thể mus- carinic là sự phóng thích GMP vòng.
+ Thụ thể nicotinic bị ức chế bởi curare.
4.6. Hiện tượng điện tại thụ thể
Các dây adrenergic ảnh hưởng lên cơ trơn theo 2 cách:
- Làm tăng tính thấm của màng đối với Na+, làm cho tế bào bị khử cực từng phần, các điện thế này sẽ được cộng hưởng lại tạo điện thế kích thích tại chỗ nối, kết quả làm cơ trơn bị kích thích. *
- Làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với K+, K+ đi ra khỏi tế bào, làm điện thế màng tế bào càng bền vững (phân cực quá độ). Điện thế màng lúc này gọi là điện thế ức chế tại chỗ nối.
5.Điều hòa hoạt động hệ TKTV
Hoạt động của hệ TKTV tuy có tính tự động, song vẫn chịu sự điều khiển ching của HTKTƯ và một số hormon của tuyến nội tiết
5.1.Hệ lưới
Nhiều vùng trong hệ lưới hành não, cầu não, não giữa, có tác dụng điều hòa chức năng hệ TKTV: điều hòa huyết áp, nhịp tim, bài tiết các tuyến ở phần trên của đường tiêu hóa, nhu động đường tiêu hóa, mức độ co thắt bàng quang…
5.2.Vùng dưới đồi
Là trung tâm cao cấp của hệ TKTV. Kích thích phần trước của vùng dưới đồi có tác dụng như kích thích hệ đối giao cảm. Kích thích phần sau của vùng dưới đồi có tác dụng như kích thích hệ giao cảm.
5.3.Vỏ não
Các trạng thái hoạt động của vỏ não trong các trường hợp cảm xúc, io lắng, sợ hãi… có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ TKTV như gây co giãn mạch máu ngoại biên, thay đổi nhịp tim…
5.4.Thyroxin
Của tuyến giáp có tác dụng tăng cường hoạt động hệ giao cảm.