Tuyến thượng thận

Có hai tuyến thượng thận, mỗi tuyến nặng chừng 4g, nằm ở cực trên của hai thận. Mỗi tuyến gồm hai phần riêng biệt, vỏ thượng thận và tủy thượng thận.

Tủy thượng thận nằm ở phần trung tâm, chiếm 20 phần trăm của tuyến, chức năng liên quan với hệ thần kinh giao cảm. Nó bài tiết hai hormon là adrenalin và noradrena- lin, đáp ứng với kích thích thần kinh giao cảm. Các hormon này gây nên cùng tác dụng như kích thích trực tiếp dây thần kinh giao cảm ở các phần của cơ thể.

Nội dung bài viết ẩn
1. 1.Vỏ thượng thận

1.Vỏ thượng thận

Vỏ thượng thận tiết ra hai loại hormon chính là mineralocorticoit và glucocorticoit, ngoài ra nó còn tiết ra một lượng nhỏ hor- mon androgen, giống như tác dụng của hor- mon testosteron ở nam giới.

1.1.Các lớp của vỏ thượng thận và cấu trúc hóa học của các hormon

Vỏ thượng thận gồm có ba lớp: lớp ngoài cùng là lớp cầu, nó tiết ra aldosteron, là loại mineralocorticoit; lớp giữa là lớp bó, nó tiết ra hormon chính là cortisol là loại gluco- corticoit; lớp trong cùng là lớp lưới, tiết ra androgen.

Tất cả các hormon vỏ thượng thận đều là các hợp chất steroit, chúng được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, được hấp thu trực tiếp từ máu tuần hoàn qua màng vào tế bào.

Màng này có các thụ thể đặc hiệu tiếp nhận các lipoprotein có tỷ trọng thấp, có chứa nồng độ cao cholesterol. Một số nhỏ cholesterol được tổng hợp trong tế bào vỏ từ acetyl coenzym A. Sự tạo thành hormon diễn ra trong mạng nội bào tương và ty thể, với hệ men đặc hiệu xúc tác.

Trong công thức hóa học của aldosteron có nguyên tử oxy gắn ở carbon số 18 của nhân cholesterol, đó là phần quan trọng nhất cung cấp hoạt tính mineralocorticoit của al- dosteron. Còn hoạt tính glucocorticoit của cortisol được gây ra chủ yếu nhờ sự có mặt của ceto-oxy trên carbon số 3, và sự hydroxyl hóa của carbon số 1 i và số 21.

Trong máu, cortisol kết hợp với một globulin, gọi là globulin gắn cortisol (corti- sol-binding globulin) hay transcortin, một số nhỏ gắn với albumin, khoảng 94 phần trăm được vận chuyển dưới dạng kết hợp, chi có 6 phần trăm ở dạng tự do. Còn aldosteron kết hợp chặt với các protein huyết tương, khoảng 50 phần trăm ở dạng tự do. Các hormon sẽ tác dụng ở các tổ chức đích, bị phá hủy trong 1 đến 2 giờ đối với cortisol, và trong khoảng 30 phút đối với aldosteron.

Các steroit thượng thận bị dị hóa chính ở gan, nó kết hợp với dạng glucuronit, và phần nhỏ với dạng sulfat, khoảng 25 phần trăm của các chất này được bài xuất qua mật, rồi qua phân, còn 75 phần trăm qua nước tiểu.

Nồng độ bình thường của aldosteron trong máu là khoảng 6nanogram/dL, và mức bài tiết là 150 tới 250pg/ngày.

Nồng độ cortisol trong máu trung bình 12pg/dL và mức bài tiết là 15 tới 20mg/ngày.

1.2.Tác dụng của mineralocorticoit – aldos- teron

Mất toàn bộ mineralocorticoit sẽ dẫn tới chết sau khoảng từ 3 ngày tới 2 tuần. Thiếu mineralocorticoit, nồng độ ion kali của dịch ngoại bào sẽ tăng lên đáng kể, còn nồng độ natri và clo thì giảm, làm thể tích toàn phần của dịch ngoại bào và thể tích máu giảm mạnh. Cái đó làm giảm lưu lượng tim, dẫn đến tình trạng shock tuần hoàn và chết. Vì vậy, mineralocorticoit được coi như là hormon “sinh mạng”.

Aldosteron tạo ra khoảng 90 phần trăm hoạt tính mineralocorticoit. Còn cortisol, một glucocorticoit chủ yếu chi có tác dụng mineralocorticoit bằng V so với aldoster- on, nhưng nó bài tiết nhiều hơn gấp 80 lần.

 1.2.1.Tác dụng trên thận và tuần hoàn của aldosteron

1.2.1.1.Tác dụng trên sự tái hấp thu natri và bài tiết kali của ống thận

Aldosteron làm tăng sự tái hấp thu na tri và bài tiết kali của tế bào biểu mô ống góp của thận, và ở mức độ ít hơn ở ống xa và ống góp lớn. Như vậy, aldosteron làm cho natri được chuyển vào dịch ngoại bào, và kali bị bài xuất ra nước tiểu.

Khi thiếu hoàn toàn aldosteron có thể làm mất từ 10 đến 20g natri trong nước tiểu mỗi ngày, một số bằng một phần mười tới một phần mười lăm của toàn bộ natri trong cơ thể. Đồng thời kali được giữ lại quá nhiều trong dịch ngoại bào.

1.2.1.2.Tác  dụng trên dịch bào và áp suất động mạch

Mặc dầu aldosteron có tác dụng mạnh làm giảm mức bài xuất ion natri qua thận, nhưng nồng độ natri trong dịch ngoại bào chi tăng lên rất ít. Vì khi natri được tái hấp thu, do áp suất thẩm thấu, nên nước cũng được tái hấp thu tương ứng. Vì vậy, thể tích dịch ngoại bào sẽ tăng lên tương đương với số natri được tái hấp thu, và nồng độ natri ít thay đổi.

Tăng thể tích dịch ngoại bào kéo dài trên 1 đến 2 ngày, sẽ dẫn đến tăng áp suất động mạch, cái đó gây nên tăng bài xuất muối và nước qua thận, gọi là lợi niệu do áp suất.

Ngược lại, khi sự bài tiết aldosteron giảm, số lớn muối bị mất qua nước tiểu kéo theo nước, làm giảm thể tích dịch ngoại bào và giảm thể tích máu, dẫn tới shock tuần hoàn.

Mặt khác, sự tăng aldosteron gây nên giảm kali máu và yếu cơ, còn sự giảm al- dosteron gây tăng kali máu và nhiễm độc tim. Tăng aldosteron làm mất ion kali từ dịch ngoại bào ra nước tiểu, làm giảm nặng nồng 96
độ kali huyết tương, khi giảm dưới một nửa tới một phần ba mức bình thường sẽ gây yếu cơ nặng. Đó là do sự thay đổi tính chịu kích thích điện của dây thần kinh và màng sợi cơ, nó ngăn sự dẫn truyền điện thế động bình thường.

Còn khi thiếu aldosteron, nồng độ ion kali ở dịch ngoại bào có thể tăng trên bình thường. Khi nó tăng từ 60 đến 100 phần trăm, sẽ gây nhiễm độc tim nặng, bao gồm sự co cơ tim yếu, loạn nhịp, nồng độ kali cao hơn sẽ dẫn tới suy tim, và tim ngừng đập.

Aldosteron làm tăng bài tiết kali vào ông để trao đổi việc tái hấp thu natri, nhưng ở mức độ nhỏ hơn nó tăng bài tiết ion H+ để trao đổi với Na+. Cái đó dẫn đến giảm nồng độ ion H+ ở dịch ngoại bào, sẽ gây kiềm nhẹ.

1.2.2.Tác dụng của aidosteron trên tuyến mồ hôi, tuyến nưổc bọt và ruột

Aldosteron cũng có cùng tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột như tác dụng của nó trên ống thận, nghĩa là nó tăng tái hấp thu na tri clorur và nước, đồng thời tăng bài tiết kali ở ống. Tác dụng này trên tuyến mồ hôi là quan trọng, vì nó giữ muối lại cơ thể, khi tuyến mồ hôi bài tiết quá nhiều trong thời tiết nóng. Và tác dụng trên tuyến nước bọt là cần thiết, nó giữ muối khi một lượng lớn nước bọt bị mất đi.

Aldosteron làm tăng sự hấp thu natri do ruột, đặc biệt là ruột già, nó phòng ngừa sự mất natri và nước qua phân.

1.2.3.Cơ chế tế bào của tác dụng aldos- teron

Aldosteron bản chất là lipit, nên cơ chế tác dụng của nó là thúc đẩy việc tổng hợp protein trong tế bào, quá trình diễn ra tóm tắt như sau: aldosteron từ máu khuếch tán qua màng tế bào biểu mô ống xa và ống góp của thận, nó kết hợp với một protein thụ thể đặc hiệu trong bào tương. Rồi phức hợp al- dosteron thụ thể khuếch tán qua màng nhân vào trong nhân, ở đó nó cảm ứng với một hay nhiều phần của DNA để tạo thành một hay nhiều loại RNA thông tin. Cuối cùng mRNA này khuếch tán trở lại bào tương và tiến hành tổng hợp protein trên mạng nội bào tương có hạt. Các protein được tạo thành bao gồm một hay nhiều enzym và các pro- tein vận chuyển qua màng. Những protein này có tác dụng vận chuyển natri từ tế bào ra dịch ngoại bào, và vận chuyển kali từ dịch khe vào tế bào, để khuếch tán ra lồng ống. Tác dụng của aldosteron là chậm, phải 45 phút sau sự vận chuyển natri mới bắt đầu tăng lên, và tác dụng đạt tới mức tối đa sau nhiều giờ.

1.2.4.Điều hòa sự bài tiết aldosteron

Có bốn yếu tố tham gia điều hòa bài tiết aldosteron, xếp theo thứ tự quan trọng lần lượt là:

  1. Nồng độ ion kali trong dịch ngoại bào tăng lên làm tăng sự bài tiết aldosteron.
  2. Hoạt động của hệ renin – angiotensin tăng lên cũng làm tăng sự bài tiết aldoster- on.
  3. Nồng độ ion natri tăng lên trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ sự bài tiết aldos- teron.
  4. Hormon ACTH của tuyến yên trước cũng cần thiết cho sự bài tiết aldosteron, nhưng nó chi có rất ít tác dụng trong sự điều hòa bài tiết.

Trong bốn yếu tố nêu trên, thì nồng độ ion kali và hệ renin – angiotensin là có tác dụng mạnh nhất trong sự điều hòa bài tiết aldosteron. Nồng độ ion kali chi cần tăng lên một ít là có thể làm tăng sự bài tiết aldosteron gấp nhiều lần.

1.3.Tác dụng của glucocorticoit

Hormon chính của lớp bó vỏ thượng thận là cortisol, nó chiếm đến 95 phần trăm sự hoạt động của glucocorticoit.

1.3.1.Tác dụng của cortisol trên chuyển hóa gluxit

1.3.1.1.Kích thích sinh đường mới

Sinh đường mới là tạo ra đường từ nguồn không phải là gluxit, như protein và một số chất khác, khả năng nầy là do gan, do hai tác dụng của cortisol.

Thứ nhất, cortisol làm tăng sự tổng hợp các men cần cho sự chuyển các axít amin thành glucoz trong tế bào gan. Cái đó do tác dụng của glucocorticoit hoạt hóa sự sao chép DNA trong nhân tế bào gan, để tạo thành RNA thông tin. Thứ hai, nó huy động axít amin từ các tổ chức ngoài gan, chủ yếu là từ cơ, để cung cấp nguyên liệu cho sinh đường.

1.3.1.2.Làm giảm các tế bào

Cortisol làm giảm sự tiêu glucoz bởi các tế bào của cơ thể. Cơ chế dựa trên sự nhận xét là cortisol làm giảm sự oxit hóa nicotinamit – adenin dinucleotit (NADH) tới dạng NAD+, vì NADH phải được oxit hóa thì mới tiêu glucoz được.

Từ tác dụng trên, cortisol có thể gây ra đái tháo đường, vì nó có thể làm tăng mức đường huyết là trên 50 phần trăm so với bình thường, gọi là đái tháo đường do tuyến thượng thận, cho insulin chi làm giảm nhẹ mức đường huyết. Trong ba loại đái tháo đường, đái tháo đường do tuyến yên (GH) ít nhạy cảm với insulin nhất, đái tháo đường do thượng thận nhạy cảm vừa phải với insu- lin, còn đái tháo đường do tuyến tụy nhạy cảm mạnh với insulin.

1.3.2.Tác dụng của cortisol trên chuyển hóa protein

1.3.2.1.Làm giảm protein tế bào

Cortisol làm giảm lượng protein trong toàn bộ các tế bào của cơ thể, trừ tế bào gan, do nó làm giảm tổng hợp protein và tăng dị hóa protein trong tế bào. cả hai tác dụng này là do nó làm giảm sự vận chuyển axít amin vào trong các tổ chức ngoài gan, nó cũng làm giảm sự tạo thành RNA cho tổng hợp protein, đặc biệt ở cơ và tổ chức lympho. Cường thượng thận làm cơ yếu, vận cơ khó, chức năng miễn dịch của tổ chức lympho bị giảm nhiều.

1.3.2.2.Tăng protein gan và protein huyết tương

Cortisol làm tăng protein gan, và gan đưa protein vào máu, nên protein huyết tương cũng tăng. Tác dụng này là do cortisol làm tăng sự vận chuyển axít amin vào tế bào gan, và làm tăng các enzym cần cho sự tổng hợp protein.

1.3.2.3.Tăng axit amin máu

Sự thoái biến protein trong các tế bào ngoài gan, sẽ giải phóng axít amin vào máu và đưa đến gan. Tế bào gan sẽ sử dụng các axít amin này cho các việc sau: (1) tăng khử amin của các axít amin, (2) tăng tổng hợp protein gan, (3) tăng tạo thành protein huyết tương do gan, và (4) tăng chuyển axít amin thành glucoz, tức là tăng tạo đường mới.

 1.3.3.Tác dụng của cortisol trên chuyển hóa lipit

1.3.3.1.Huy động axit béo

Cortisol tăng huy động axít béo từ tổ chức mỡ, làm tăng nồng độ axít béo tự do trong huyết tương, và sử dụng chúng cho năng lượng. Cortisol cũng có tác dụng trực tiếp làm tăng oxit hóa axít béo trong tế bào. Cơ chế của tác dụng này là do cortisol làm giảm sự vận chuyển của glucoz vào trong tế bào mỡ, ta biết rằng từ glucoz sẽ tạo thành cc- glycerophosphate, tiền chất của glycerol, một thành phần kết hợp với axít béo để tạo thành triglycerit.

Sự tăng huy động lipit, kết hợp với sự tăng oxit hóa axít béo trong các tế bào, giúp thay hệ thống chuyển hóa của tế bào trong thời gian nhịn đói hay bị stress, từ sự sử dụng glucoz cho năng lượng thay thế bằng sự sử dụng axit béo.

1.3.3.2.Béo phì gây ra do coricoit   

Cường thượng thận gây ra do béo phì, với sự tích quá mức lipit ở ngực và vùng đầu, làm cho mặt tròn như “mặt trăng”. Béo phì là kết quả của sự kích thích quá mức sự thu nhập thức ăn, làm cho mỡ được tạo ra trong một số tổ chức của cơ thể nhanh hơn nhiều e so với mức nó bị huy động và oxit hóa.

Tác dụng của cortisol trên chuyển hóa được tóm tắt trong hình 39.2.

1.3.4.Tác dụng của cortisol trong stress

Stress là những đả kích vào cơ thể đủ các loại như chấn thương, nhiễm khuẩn, nó gây bài tiết nhiều hormon ACTH của tuyến yên trước, dẫn đến tăng bài tiết cortisol. Thí nghiệm ở một con chuột bị gẫy hai xương chân, chi sau từ 4 – 20 phút, sự bài tiết cor- tisol đã tăng lên gấp 6 lần. Tăng cortisol sẽ huy động nhanh axít amin và lipit từ kho dự trữ tế bào, để cho năng lượng và tổng hợp các thành phần khác, kể cả glucoz, cần cho các tổ chức khác nhau của cơ thể. Khi tổ chức bị phá hủy sẽ mất protein, có thể dùng axít amin để tạo protein mới, để duy trì sự sống của tế bào. Các axít amin cũng được dùng để tổng hợp những chất cơ bản trong tế bào như purin, pyrimidin, và creatin phosphate, cần cho sự duy trì sự sống của tế bào, và sinh tế bào mới.

1.3.5.Tác dụng chống viêm của cortisol

Khi các mô bị phá hủy do chấn thương, hay nhiễm khuẩn, thường gây nên viêm, rồi viêm lại tiếp tục phá hủy thêm vết thương sẩn có. Nếu cho liều lớn cortisol có thể ức chế viêm ở giai đoạn sớm trước khi viêm bắt đầu; hay nếu viêm đã bắt đầu, nó có thể nhanh chóng giải quyết viêm, và làm lành vết thương.

Có năm giai đoạn chính của quá trình viêm: (1) giải phóng các chất hóa học hoạt hóa quá trình viêm, từ các tế bào bị phá hủy như: histamin, bradykinin, men tiêu protein, prostaglandin, và ieukotrien; (2) Các chất trên gây giãn mạch, làm tăng lượng máu dồn đến các vùng viêm; (3) do tăng tính thấm của mao mạch, nên một lượng lớn huyết tương rò qua mao mạch vào trong vùng viêm, dịch viêm có thể đông lại do có các yếu tố đông máu, như vậy gây nên loại phù ấn không lõm; (4) Bạch cầu thâm nhập vào trong vùng viêm; (5) Sau hàng tuần sẽ phát triển tổ chức xơ giúp cho quá trình làm lành vết thương.

1.3.5.1. Sự phòng ngừa phát triển viêm

Cortisol cổ các tác dụng sau đây để phòng ngừa viêm:

  1. Một trong những tác dụng chống viêm quan trọng nhất của cortisol là làm ổn định màng của lysosom, do đó nó khó bị vỡ bể.Ta biết rằng các men tiêu protein, mà chúng được giải phóng từ các tế bào bị phá hủy gây nên viêm, là được dự trữ trong lysosom.
  2. Nó làm giảm tính thấm của mao mạch, do tác dụng thứ phát của việc nó làm giảm giải phóng các chất gây giãn mạch.Như vậy nó phòng ngừa hiện tượng xung huyết, và thoát huyết tương ra khỏi mạch, làm giảm phản ứng viêm như sưng, nóng, đỏ đau.
  3. Làm giảm sự di chuyển của bạch cầu vào vùng viêm, và giảm thực bào, vì nó làm giảm các chất gây hóa hướng động, hấp dẫn bạch cầu.
  4. Nó làm giảm hệ miễn dịch, làm giảm sự sinh sản tế bào lympho, đặc biệt là lympho T, số lượng lympho T và kháng thể ở vùng viêm giảm, hệ miễn dịch sẽ đẩy mạnh quá trình viêm.
  5. Cortisol làm giảm sốt, do nó làm giảm sự giải phóng interleukin I từ các bạch cầu, đó là một trong những chất kích thích chính hệ điều nhiệt hypothalamus. Nhiệt độ giảm sẽ làm giảm mức độ giãn mạch.

Cortisol làm bền vững màng lysosom và màng tế bào nói chung, nên giảm sự phá hủy màng, giảm sự tạo thành axít arachi- donic, tiền chất của prostaglandin và leukotrien.

 1.3.5.2.Tác dụng của cortisol giải quyết viêm

Tác dụng của cortisol phong bế phần lớn các yếu tố gây viêm, mức độ làm lành vết thương tăng lên. Do nó huy động các axít amin dùng để sửa chữa các mô bị hủy hoại; nó cũng làm tăng sinh đường mới dùng trong hệ thống chuyển hóa; tăng số lượng axít béo dùng cho năng lượng.

Tác dụng của cortisol đặc hiệu đối với một số bệnh như: viêm khớp dạng thấp, sốt do viêm khớp, và viêm cầu thận cấp. Tất cả là biểu hiện viêm tại chỗ nặng, cho Cortisol bệnh giảm đi sau từ 24 – 28 giờ, nó phòng ngừa sự phá hủy của đáp ứng viêm.

1.3.6.Tác dụng trên dị ứng

Cortisol phong bế đáp ứng viêm đối với phản ứng dị ứng, giống như nó đã phong bế các loại khác của phản ứng viêm. Ngoài ra nó cũng làm giảm đáp ứng miễn dịch của thể, do nó làm giảm các tế bào miễn dịch, mà phản ứng dị ứng cơ bản là phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể. Do đó cho cortisol trong những bệnh dị ứng, sẽ làm giảm phản ứng viêm và giảm các phản ứng miễn dịch, phòng ngừa được shock, thậm chí chết do phản vệ.

1.3.7.Tác dụng trên các tế bào máu và miễn dịch

Cortisol làm giảm số bạch cầu ưa axít và lympho trong máu, cho liều lớn cortisol làm teo tất cả các tổ chức bạch huyết của toàn cơ thể, làm giảm cả hai loại lympho T và B, và kháng thể. Hậu quả là mức miễn dịch đối với các loại vi khuẩn đều giảm, làm cho cơ thể dễ nhiễm khuẩn nặng hơn, và có thể chết vì những bệnh đáng nhẽ không chết, thí dụ bệnh lao ở người mà trước đó đã tạm khỏi.

Mặt khác, khả năng ức chế miễn dịch của cortisol là có lợi cho các thuốc chông
loại ghép ở những người được ghép tạng như: tim, thận, hay các tổ chức khác.

Cortisol làm tăng tạo hồng cầu, cường thượng thận thường gây đa hồng cầu, còn suy gây thiếu máu.

1.3.8.Điều hòa bài tiết cortisol

Các hormon vỏ thượng thận lớp bó và lớp lưới nói chung được điều hòa bởi hor- mon của tuyến yên trước là ACTH, và ACTH lại được điều hòa bài tiết bởi hor- mon CRH của vùng dưới đồi. CRH có tác dụng kích thích tuyến yên trước bài tiết ACTH, chất này kích thích các tế bào lớp bó của vỏ thượng thận tiết cortisol. Khi cor- tisol được bài tiết nhiều, nồng độ tăng lên trong máu, nó có tác dụng điều hòa ngược âm tính trên vùng dưới đồi và tuyến yên trước, làm giảm bài tiết CRH và ACTH. Tác dụng điều hòa ngược âm tính giữ cho nồng độ cortisol ổn định trong máu

Ngoài ra các stress về thể xác và tinh thần đều dẫn truyền đến vùng dưới đồi kích thích bài tiết CRH, dẫn đến bài tiết ACTH của yên trước, và làm tăng bài tiết cortisol.

1.4.Bệnh lý tuyến vỏ thận

1.4.1.Suy thượng thận-bệnh Addison

  Nguyên nhân: 80 phần trăm các trường hợp suy vỏ thượng thận là do bệnh tự miễn, cơ thể tự sản xuất kháng thể chống lại tế bào vỏ thượng thận, hay do lao phá hủy tế bào vỏ thượng thận, hoặc do ung thư xâm lấn tế bào vỏ thượng thận.

  • Thiếu aldosteron gây ra các rối loạn trầm trọng, chủ yếu là: cơ thể mất natri, Clo và H20 qua nước tiểu, làm thể tích dịch ngoại bào giảm, giảm natri huyết và tăng kali huyết. Toan huyết nhẹ, vì giảm bài tiết K+ và H+ tại thận, và giảm tái hấp thu Na+. Thể tích huyết tương giảm, nồng độ tế bào máu tăng, lưu lượng tim giảm, bệnh nhân có thể chết do shock tuần hoàn. Nếu ngừng bài tiết aldosteron, và không điều trị, bệnh nhân có thể chết sau từ 4 ngày đến hai tuần.
  • Thiếu glucocorticoit sẽ dẫn đến đường huyết giảm giữa các bữa ăn, vì không sinh đường mới; giảm huy động protein và lipit ở các mô, do đó giảm chuyển hóa của toàn cơ thể và các cơ quan, cơ yếu; cơ thể dễ suy sụp do các stress và nhiễm khuẩn.
  • Da và niêm mạc đen, do sắc tố đen melanin, nhất là ở màng niêm mạc mỏng như môi. Cơ chế là khi cortisol giảm nó không có điều hòa ngược âm tính với tuyến yên, yên trước sẽ tiết quá nhiều ACTH, kích thích tế bào melanocyte tạo thành melanin gây đen da, giông như tác dụng của MSH, nhưng yếu hơn MSH 30 lần.

1.4.2.Cường thượng thận- Hội chứng Cushing

 Hội chứng Cushing thường là do u vỏ thượng thận, bài tiết quá nhiều cortisol, hay  quá sản tế bào vỏ thượng thận do bài tiết quá nhiều ACTH lạc chỗ của một u ở cơ thể, như ung thư biểu mô (carcinoma) ở bụng.

Điển hình của bệnh Cushing là nó huy động lipit từ phần thấp của cơ thể, và tích lại ở phần trên của cơ thể như trên bụng và ngực, mặt bị phù tròn như mặt trăng. Và đôi khi có tác dụng của hormon androgen của lớp lưới gây nên trứng cá và rậm râu, 80 phần trăm bệnh nhân có cao huyết áp, vì tác dụng giữ muối và nước nhẹ của cortisol.

Cortisol có thể gây tăng đường huyết, đôi khi đến 200mg/dL sau bữa ăn, do tăng tạo đường mới. Nó gây dị hóa protein, làm giảm protein ở các mô, trừ gan và huyết tương, cơ yếu do mất protein, các tổ chức lympho bị mất protein, nên hệ miễn dịch bị suy giảm, bệnh nhân dễ nhiễm khuẩn nặng.

Ngay cả các sợi collagen protein trong các tổ chức dưới da cũng bị giảm đi, nên các tổ chức dưới da dễ bị nứt nẻ dẫn đến những vết đỏ tía ở dưới da. Xương bị giảm protein, thường gây loãng xương nặng, làm yếu khung xương.

1.4.3.Tăng alđosteron nguyên phát

Thường do u của lớp cầu vỏ thượng thận, hay do quá sản tế bào vỏ thượng thận, tiết aldosteron nhiều hơn là cortisol. Triệu chứng quan trọng nhất là giảm kali máu, tăng nhẹ nồng độ natri huyết tương, tăng nhẹ thể tích dịch ngoại bào và thể tích máu, làm tăng huyết áp. Có thể bị liệt cơ, do giảm kali máu ức chế sự dẫn truyền điện thế động của sợi thần kinh. Nồng độ renin huyết tương giảm, do sự ức chế trở về của aldosteron, hay do thể tích dịch ngoại bào tăng, và huyết áp tăng.

2.Tủy thượng thận

 Tủy thượng thận thuộc về mô ngoại bì, cùng nguồn gốc với hệ thần kinh giao cảm, gồm những tế bào thần kinh không có sợi trục, và trở thành tế bào bài tiết có hạt, được gọi là các tế bào ưa chrom.

về mô học, tủy thượng thận gồm những đám tế bào đa diện, nhân nhỏ, trong bào tương có những hạt nhỏ ưa chrom, khi nhuộm bằng muối chrom, những hạt này có mầu nâu, do sự oxit hóa adrenalin, noradrenalin hay các tiền chất của chúng. Tủy thượng thận tiết ra hai hormon là adrenalin và norad- renalin, gọi là những chất catecholamin.

2.1. Sinh tổng hợp noradrenalin và adrenalin

Sự tổng hợp các chất catecholamin bao gồm các bước chính sau:

  • Tyrosin được hydroxyl hóa trở thành DOPA.
  • DOPA bị khử carboxyl cho dopamin.
  • Vận chuyển dopamin vào trong các túi nhỏ.
  • Dopamin được hydroxyl hóa trở thành noradrenalin.
  • Noradrenalin được methyl hóa thành adrenalin. Adrenalin và noradrenalin khác nhau ở nhóm methyl (-CH3), adrenalin có nhóm -CH3, còn noradrenalin thì không. Sản phẩm thoái hóa cuối cùng của chúng là vanilmandelic axít (VMA). Có chừng 80 phần trăm noradrenalin được methyl hóa thành adrenalin.

2.2.Các thụ thể của hormon tủy thượng thận

Adrenalin và noradrenalin tác dụng trên cơ quan hiệu ứng cần phải thông qua các thụ thể đặc hiệu trên màng các tế bào đích. Có hai loại thụ thể là thụ thể alpha và thụ thể beta, thụ thể beta lại chia ra beta, và beta2, thụ thể alpha cũng chia ra alpha, và alpha2.

Noradrenalin kích thích chính trên thụ thể 9 alpha, nhưng chi kích thích thụ thể beta ở mức độ nhỏ. Còn adrenalin kích thích cả hai 0 loại thụ thể với mức độ ngang nhau. Vì vậy các tác dụng tương đối của noradrenalin và adrenalin trên các cơ quan hiệu ứng khác nhau, được xác định bởi các loại thụ thể ở các cơ quan đó. Nếu chúng là thụ thể beta thì adrenalin sẽ có tác dụng kích thích hiệu quả hơn.

Cần chú ý rằng, một số thụ thể alpha hay beta có chức năng là kích thích, thì trong khi đó số khác lại là ức chế.

Sau đây là bảng thống kê các thụ thể al- pha và beta, và chức năng của nó trên các cơ quan hiệu ứng.

 2.3.Chức năng của tủy thượng thận

Kích thích thần kinh giao cảm tới tủy thượng thận gây giải phóng một lượng lớn adrenalin vànoradrenalin vào máu tuần hoàn, và từ đó hai hormon này tới tất cả các mô của cơ thể. Trung bình khoảng 80% là adrenalin và chi 20% là noradrenalin.

Tác dụng của hai hormon này trên các cơ quan cũng giống như tác dụng của kích thích giao cảm trực tiếp, chi khác là tác dụng kéo dài hơn từ 5 – 10 lần, vì các hormon này bị phân hủy chậm hơn.

Noradrenalin gây co tất cả các mạch máu của cơ thể, do đó làm tăng mạnh sức cản ngoại biên toàn phần, và làm tăng huyết áp động mạch, cả tâm thu và tâm trương. Nó cũng gây tăng nhẹ hoạt động tim, làm giãn cơ trơn ống tiêu hóa và giãn đồng tử. Tất cả ‘ tác dụng trên là do nó kích thích thụ thể al- pha.

Adrenalin gây ra cùng một tác dụng như noradrenalin, nhưng có một số điểm khác như sau: (1) do kích thích cả thụ thể beta, nên nó gây tăng mạnh hoạt động của tim, tăng chiều dài sợi cơ tim và tăng lưu lượng tim; (2) gây giãn mạch có thụ thể beta2, như mạch vành tim, mạch máu cơ vân, nên nó chi làm tăng áp suất động mạch ở mức vừa phải, làm tăng áp suất tâm thu, áp suất tâm trương không tăng; (3) adrenalin có tác dụng chuyển hóa mạnh hơn từ 5 – 10 lần so với noradrenalin. Nó có thể làm tăng mức chuyển hóa của toàn cơ thể lên đến 100 phần trăm trên bình thường, làm tăng hoạt động và sự kích thích của cơ thể; (4) nó cũng làm tăng mức hoạt động chuyển hóa khác, như là tiêu glycogen trong gan và cơ và giải phóng glucoz vào máu, tiêu lipit trong các mô mỡ và giải phóng các axít béo vào máu.

Tóm lại, kích thích tủy thượng thận gây ra tác dụng trên thụ thể beta, chủ yếu là làm tăng mức chuyển hóa của toàn cơ thể, tăng hoạt động tim, tăng lưu lượng tim, ở mức độ lớn hơn là kích thích trực tiếp thần kinh giao cảm, vì nó chi giải phóng noradrenalin, và chi có tác dụng chủ yếu trên thụ thể alpha.

2.4.Giá trị của tủy thượng thận đối với chức năng của hệ thần kinh giao cảm

Adrenalin và noradrenalin luôn được giải phóng bởi tủy thượng thận đồng thời với kích thích trực tiếp hệ thần kinh giao cảm. Vì vậy, các cơ quan thường được kích thích bằng hai cách đồng thời, trực tiếp bởi thần kinh giao cảm, và gián tiếp bởi các hormon tủy thượng thận. Hai cách kích thích hỗ trợ lẫn nhau, và có thể thay thế cho nhau. Thí dụ phá hủy đường giao cảm trực tiếp tới cơ quan không có ảnh hưởng gì, vì adrenalin và no- radrenalin từ tủy thượng thận vẫn được giải phóng vào máu, và gián tiếp gây ra kích thích. Cũng thế, mất hai tủy thượng thận, cũng không có rối loạn gì nghiêm trọng, vì con đường giao cảm trực tiếp vẫn thực hiện mọi nhiệm vụ cần thiết.

Giá trị quan trọng khác của tủy thượng thận là khả năng của adrenalin và norad- renalin kích thích các cấu trúc của cơ thể, mà không có sự phân phối trực tiếp các sợi thần kinh giao cảm. Thực ra chi có một phần nhỏ tế bào trong cơ thể được phân phối trực tiếp bởi các sợi giao cảm, nhưng mức chuyển hóa của tất cả các tế bào cơ thể đều tăng lên, nhờ các hormon tủy thượng thận, đặc biệt là adrenalin.

2.5.Điều hòa bài tiết

Điều hòa thần kinh: sự bài tiết cat- « echolamin giảm thấp trong những điều kiện cơ sở và khi ngủ, sự tăng bài tiết của tủy thượng thận là một phần trong sự gia tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khi cơ thể ở trong tình thế khẩn cấp.

Một số tình trạng đặc biệt như: đường huyết giảm, huyết áp giảm, lạnh, stress, kích thích sự bài tiết của tủy thượng thận.

Scroll to Top