NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG TRẦM CẢM TUỔI GIÀ

Ngày nay, hội chứng trầm cảm được chẩn đoán khá nhiều, có khi quá mức, làm thành một “bệnh của thế kỉ”. Riêng đối với tuổi già, có nhiều nguyên nhân tác động và cỏ thể xếp thành hai loại chính: thực thề và tâm lý xã hội.

1. Nguyên nhân thực thể

    Làm suy yếu sức khỏe, giảm chức năng sinh lý. Với tuổi già, các giác quan nhất là thị giác và thính giác suy giảm nặng nề và nhanh chóng làm người già bị hạn chế mọi giao tiếp do mất nguồn thông tin “nghe nhìn”. Sức khỏe yếu dần, những cuộc đi xa, những cuộc thăm viếng, các hoạt động khoa học, xã hội, sản xuất cũng giảm, càng làm hạn chế việc nâng cao kiến thức ngang tầm thời đại. Có người tìm quên lãng giải sầu bằng uống rượu, hút thuốc liên miên, nghiện ngập lại càng làm nhiễm độc thêm.

2. Nguyên nhân tâm lí xã hội

    –   Nhận cảm đau đớn về tâm lý đối với sự suy giảm thể chất và tinh thần, đến từ từ nhưng chắc chắn và khó tránh được. Dần dần một phần cơ thể và tâm trí “ra đi” và cái “tôi” dần dần hao hụt đổi khác. Tình trạng đó gây nên nhiều mặc cảm, đặc biệt là mặc cảm tự ti.

     –   Cảm giác bất lực, đuối sức trước những khó khăn cuộc sống, nhất là khỏ khăn về kinh tế và sinh hoạt, sự biến đổi về phong tục tập quán trật tự khác trước đã đem lại tâm trạng bi quan, do không thề thích nghi được với cuộc sống hiện tại.

     –  Xung đột giữa các thế hệ xảy ra ngày một nhiều và trầm trọng, nhất là ở những gia đình lớn có nhiều thế hệ cùng chung sống hoặc trong xã hội mà tâm lý giữa trẻ với già có nhiều khác biệt. Sự cảm thấy mất dần quyền lực, vị trí trong gia đình và xã hội càng góp phần làm tổn thương tình cảm. Khá rõ nét ở người về hưu thiếu sự chuẩn bị trước.

      –   Cảm giác cô đơn là một cảm giác đau đóm, đối với cả nhũmg người cô đơn thực sự, sống một mình không nơi nương tựa, lẫn những người “cô đơn trong đám đông” nhất là ỏ’ các thành phố thuộc các nước phát triển.

      –   Cuối cùng, sự cảm nhận mình là thừa, là vô ích, gánh nặng cho gia đình và xã hội trở nên mối dày vò trường diễn. Sự xuất hiện hội chứng trầm càm phụ thuộc khá nhiều vào thái độ của xã hội đối với họ. Nhiều nhà xã hội học cho rằng có thể đánh giá trình độ văn minh của một nước, một xã hội qua phong tục tập quán đối với người có tuổi.

3. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng trầm cảm ở người già

   –      Cảm xúc tình cảm: buồn rầu ủ rũ, chán chường lo âu, phiền muộn, đau khổ, sợ hãi bi thương, sầu não, bi quan, hốt hoảng, hoài nghi, mất tin tưởng, mất chỗ dựa, mất phương hướng, thấy cuộc đời toàn màu đen tối, mặc cảm tự ti, thấy cuộc đời không đáng sống.

      –     Các chức năng tâm lý ỳ trệ, bị ức chế, nhất là sức chú ý, trí nhớ, tư duy, khả năng lĩnh hội, sáng tạo phê phán, thích nghi, tiếp thu.

     –  Vận động hạn chế: ít đi lại, ít nói năng, ngồi một chỗ hoặc nằm suốt ngày, sầu thương than vãn, buồn khổ. Những biến đổi về rối loạn tâm trí đó thường kèm theo rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nội tại khác như: đau đầu, mất ngủ, đau ngực, đau vùng trước tim, rối loạn nhịp tim chức năng, đau cơ khó’p, biến đổi huyết áp, tăng tiết mồ hôi, rối loạn và suy giảm bản năng tình dục; có khi những rối loạn này lại nổi lên hàng đầu khiến cho thầy thuốc phải đi tìm những nguyên nhân thực thể khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Scroll to Top