MAGIÊ MÁU (Mg)

(Magnésémie/ Magnesium)

Nhắc lại sinh lý

Magiê (Mg++) là một cation nằm chủ yếu trong tế bào với 60% lượng này tìm thấy trong xương dưới dạng kết hợp với canxi và phospho. Toàn bộ khối lượng Mg trong cơ thể là 25g và thực phẩm hàng ngày cung cấp khoảng 500 mg magiê (chủ yếu trong các thức ăn giàu chất diệp lục). Chỉ có một lượng rất nhỏ magiê được tlm thấy trong máu. Vì vậy nồng độ magiê máu phản ánh một cách không toàn diện và không đầy đủ kho chứa magiê của cơ thể.

Cơ thể duy trì nồng độ magiê trong máu bằng cách kiểm soát quá trình hấp thu magiê từ ruột và quá trình bài xuất hay hấp thu ion này tại thận:

  • Magiê được hấp thu tại ruột non nhờ một quá trình tích cực phụ thuộc vào 1-25-di OH vitamin D. Sau khi được hấp thu, magiê lưu hành trong máu dưới dạng ion hoá (60 – 70%) và chỉ có khoảng 35 – 40% magiê được gắn với các protein vận chuyển.
  • ở thận, magiê được lọc qua các cầu thận và được các ống thận tái hấp thu tới 95%. Tái hấp thu magiê (Mg2+) của ống thận phụ thuộc vào quá trình bài tiết canxi, natri, aldosteron và hormon cận giáp trạng (PTH).

Magiê có các chức năng chính:

Tham gia vào quá trình hình thành xương. Cần thiết cho quá trình tiết và cho tác dụng sinh học của PTH. Hoạt hoá nhiều loại enzym. Tham gia vào quá trình hình thành ATP (sản xuất năng lượng). Là một ion thiết yếu tham gia duy trì nồng động chức năng bình thường thần kinh cơ và tạo cục đông trong quá trình cầm máu. Các Bệnh nhân bị tăng nồng độ magiê máu (hypermagnesemia) sẽ có biểu hiện li bì, đỏ bừng mặt, tụt HA, ức chế hô hấp, nhịp tim chậm và giảm hay mất phản xạ gân xương sâu. Các bệnh nhân bị giảm nồng độ magiê máu (hypomagnesemia) sẽ có biểu hiện rung giật sợi cơ và run cơ, chứng dễ co thắt cơ (tetany), loạn nhịp tim và tăng phản xạ gân xương sâu. Giảm nồng độ magiê máu gần như luôn do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và thận gây nên. Thiếu hụt magiê mạn sẽ gây giảm nồng độ canxi máu thứ phát do giảm sản xuất và hiệu quả của hormon cận giáp.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

  • Chẩn đoán và theo dõi tình trạng giảm magiê máu và tăng magiê máu, nhất là trong suy thận hoặc có các rối loạn dạ dày-ruột.
  • Để theo dõi các Bệnh nhân tiền sản giật đang được điều trị bằng magiê Sulfat, mặc dù đối với hầu hết các trường hợp này theo dõi các dấu hiệu lâm sàng (tần số thở và phản xạ gân xương sâu) là đủ.

Cách lấy bệnh phẩm

Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM. Cần ngừng dùng các thuốc có chứa muối magiê (Vd: sữa magiê) 3 ngày trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Định lượng magiê có thể được thực hiện trên bệnh phẩm:

  • Huyết thanh (phản ánh magiê ngoài tế bào): ống nghiệm tiêu chuẩn, định lượng theo phương pháp đo màu.
  • HC (phản ánh magiê trong tế bào): ông nghiệm tráng heparin- lithium, sau khi làm khô bệnh phẩm định lượng magiê theo phương pháp đo màu. Do magiê là cation nằm chủ yếu trong tế bào, nên tách nhanh các hồng cầu và tránh vỡ hồng cầu hay đặt garot quá lâu khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

  • Magiê huyết thanh:
    • Trẻ sơ sinh: 1,00 – 1,08 mEq/L hay 0,50 – 0,54 mmol/L.
    • Trẻ nhỏ: 1,38 – 1,74 mEq/L hay 0,69 – 0,87 mmol/L.
    • Người lớn: 1,30-2,10 mEq/L hay 0,65 – 1,05 mmol/L.
  • Magiê HC. 4,50 – 6,00 mEq/L hay 2,25 – 3,00 mmol/L.

Tăng nồng độ magiê máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là :

1. Do thầy thuốc gây ra cho bệnh nhân (nguyên nhân, nhất là khi bệnh nhân có tình trạng suy thận):

  • Lợi tiểu (Vd: furosemid > 80 mg/ngày, lợi tiểu thiazid).
  • Dùng thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa magiê ở Bệnh nhân bị suy thận.
  • Lạm dụng dùng thuốc xổ và thuốc tẩy chứa magiê.
  • Dùng các dịch truyền magiê (Vd: trong điều trị san giật).
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
  • Ngộ độc lithium carbonat.

2. Suy thận (khi mức lọc cầu thận khoảng 30ml/phút. Trong suy thận mạn, tình trạng tăng magiê máu có tương quan nghịch với chức năng thận còn lại.

3. Các nguyên nhân khác:

  • Bệnh Addison.
  • Sau cắt bỏ tuyến thượng thận.
  • Mất nước nặng.
  • Nhiễm toan cetôn do đái tháo đường chưa được điều trị.
  • Cường chức năng tuyến cận giáp.
  • Suy chức năng tuyến giáp.
  • Đau tủy xương.

Giảm nồng độ magiê máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Giảm hấp thu qua đường tiêu hoá

  • Suy dinh dưỡng và hội chứng giám hấp thu (Vd: bệnh Sprue, sau cắt đoạn ruột non, rò mật-ruột, sau tia xạ vùng bụng, bệnh celiac và các nguyên nhân khác gây tình trạng phân mỡ, giảm hấp thu magiê có tính gia đình).
  • Nghiện rượu mạn (do suy dinh dưỡng + kém hấp thu do thiếu vitamin D).
  • Dinh dưỡng theo đường ruột song không bổ sung magiê.
  • Dùng dịch dài ngày đường tĩnh mạch để nuôi dưỡng Bệnh nhân (> 3 tuần) song không có magiê.
  • Mất bất thường dịch ruột (Vd: ỉa chảy, nôn mạn tính, viêm đại tràng loét mạn tính, bệnh Crohn, u biểu mô tuyến nhung mao ruột [villous adenoma], carcinoma đại tràng, lạm dụng dùng thuốc nhuận tràng, hút dài ngày các dịch đường tiêu hóa).
  • Suy thận (kém hấp thu magiê qua đường tiêu hóa do thiếu vitamin D ’

2. Mất quá nhiều magiê qua nước tiểu: Khi nồng độ magiê niệu > 2 mmol/ngày ở bệnh nhân bị giảm nồng độ magiê máu chỉ dẫn tình trạng mất quá mức magiê qua thận.

  • Ethanol.
  • Tổn thương ống thận (Vd: toan hóa do ống thận).
  • Tăng mất magiê qua thận tiên phát.
  • Viêm cầu thận mạn, viêm thận bề thận mạn.
  • Giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận cấp.
  • Đái nhiều sau khi lấy bỏ tắc nghẽn đường niệu.
  • Đái nhiều do glucose, urê hoặc manitol.

3. Do thuốc:

  • Dùng lợi tiểu (Vd: lợi tiểu thủy ngân, ammonium chlorid, thiazid và íurosemid).
  • Kháng sinh (Vd: aminoglycosid, gentamycin, tobramycin, carbeni- cillin, ticarcillin, ampho-tericin B). Digitalis : Ở 20% các bệnh nhân dùng digitalis.
  • Thuốc chống ung thư (Vd: cisplatin). Cyclosporin: Mất magiê qua ống thận do trao đổi iod. Do bệnh nội tiết: Cường aldosteron (tiên phát và thứ phát).
  • Suy cận giáp trạng.
  • Tăng canxi máu (thải magiê qua nước tiểu song song vói thải canxi).
  • Đái tháo đường gây đái nhiều.
  • Điều trị insulin cho Bệnh nhân bị hôn mê nhiễm toan-xêtôn.
  • Cường giáp.

4. Cố định quá nhiều magiê trong xương do quá trình tạo xương quá mức.

5. Các nguyên nhân khác: Liên quan với dinh dưỡng: (Vd: tình trạng đói ăn kèm với toan chuyển hóa, suy dinh dưỡng thể thiếu hụt protein-calo ).

  • Viêm tụy cấp và mạn.
  • Bệnh nhân được lọc máu chu kỳ mạn.
  • Xơ gan.
  • Nhiễm độc thai nghén.
  • Tăng thể tích dịch ngoài tế bào.
  • Ly giải khối u xương (lytic tumors of bone).
  • Bệnh Paget xương giai đoạn hoạt động.
  • Truyền máu được bảo quản bằng citrat.
  • Bỏng nặng.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Sepsis.
  • Hạ thân nhiệt.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Đặt garot quá lâu khi lấy máu XÉT NGHIỆM có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM Mầu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết qua XÉT NGHIỆM do nồng độ magiê trong hồng cầu cao gấp 2 – 3 lần so với nồng độ huyết thanh.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ magiê máu là: Amilorid tn_x kháng sinh nhóm aminoglycosid, thuốc trung hòa acid dịch VỊ. aspirin, calcitrol, thuốc nhuận tràng, muối Epsom, felodipin. tru> ản magiê Sulfat tình mạch, lithium, medroxyprogesteron. salicyiaL tacrolimus, triamteren.
  • Các thuốc có thê làm giảm nồng độ magiê máu là: Amphetencir azathioprin, canxi gluconat, cisplatin, cyclo-sporin, digoxin. thuỏc lợi tiểu, haloperidol, insulin, neomycin, thuốc ngừa thai liêng, theophyllin, transtuzumab.

Lợi ích của XÉT NGHIỆM định lượng magiê

1. Magiê huyết thanh phản ánh nồng độ magiê ngoài tế bào magiê trong hồng cầu phản ánh nồng độ magiê trong tế bào Nồng độ magiê huyết thanh có thể vẫn trong giới hạn bình thường mặc dù có thiếu hụt tới 20% tổng kho magiê.

2. Định lượng magiê huyết thanh và hồng cầu hữu ích trong các bệnh lý sau:

  • Tình trạng giảm hấp thu.
  • Nghiện rượu mạn.
  • Suy thận, ỉa chảy mạn tính.
  • Tăng canxi máu.

3. Chỉ định theo dõi nồng độ magiê huyết thanh khi tiến hành điều trị bằng digitalis, lợi tiểu, kháng sinh nhóm aminosid, cisplatin. Độc tính và tăng độ nhạy cảm với digitalis thường xẩy ra khi có tình trạng giảm nồng độ magiê máu.

Các cảnh báo lâm sàng

Phòng XÉT NGHIỆM sẽ yêu cầu xác định giá trị hematocrit khi muốn định lượng nồng độ magiê hồng cầu. Tình trạng thiếu hụt magiê thường cùng tồn tại với các bất thường điện giải khác:

■ Có thể phát hiện được ở một số Bệnh nhân có biểu hiện tạng dễ co thắt (spasmophilies) có tình trạng giảm nồng độ magiê trong huyết thanh hay trong hồng cầu. Tình trạng tăng nồng độ magiê máu sẽ làm nặng thêm các tác động của tình trạng tăng canxi máu, và tình trạng giảm nồng độ magiê máu sẽ làm nặng thêm tác động của tình trạng giảm canxi máu. Vì vậy, nên theo dõi nồng độ magiê máu đồng thời với nồng độ canxi và phospho khi muốn đánh giá đáp ứng với điều trị bổ sung canxi.

■ Giảm magiê máu có thể gây giảm kali máu và giảm canxi máu rõ rệt song không rõ nguồn gốc.

■ Khoảng 90% các bệnh nhân có nồng độ magiê huyết thanh cao hoặc thấp song không được phát hiện bằng lâm sàng, vì vậy, xét nghiệm nồng độ magiê máu thường quy trong xét nghiệm điện giải được khuyến cáo. Magiê ion hóa bị giảm chỉ gặp ở 70% các bệnh nhân trong tình trạng bệnh nặng cần hồi sức có giảm nồng độ magiê toàn phần.

Độc giả cần tham khảo thêm:

Lum G.Clinicai utility of magnesium measurement. Lab Med, 2004; 35:106.

Scroll to Top