PROTEIN TOÀN PHẦN TRONG MÁU

(Proteines Totales, Electrophorèse des Protides / Protein Electrophoresis, Serum Protein Electrophoresis, Immunofixation Electrophoresis, Total Protein)

Nhắc tại sinh lý

Protein toàn phần trong máu bao gồm albumin và các globulin.

Albumin được tổng hợp ờ gan và đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể:

  • Tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương.
  • Đảm bảo sự vận chuyển nhiều loại chất (Vd: bilirubin, acid béo, các hormor và thuốc. Các chất này được gắn với albumin khi chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn. Có 3 loa globulin chính trong cơ thể: alpha, beta và gamma globulin.
  • Các alpha globulin được tổng hợp ờ gan và bao gồm:
    • Alpha- globulin như: alpha, antitrypsin, alpha fetoprotein và globulin gãn vớ thyroxin (thyroxin – bingding globulin).
    • Alpha: Globin như naptoglobin, ceruloplasmin, HDL và alpha2 macroglobulin.
  • Các beta globulin cũng được tổng hợp ờ gan và bao gồm: transferrin, plasminogen LDL và các bổ thể. .
  • Các gamma globulin còn được gọi là globulin miễn dịch, được các bạch cầu lyrg-o B sản xuất khi đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên.
  • Các globulin miễn dịch bao gồm kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và IgM (Xem thêm Gamma globulin hay Globulin miễn dịch).
  • Các globulin đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể: Các gamma globulin còn được gọi là globulin miễn dịch, được các bạch cầu lyrg-o B sản xuất khi đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên. Các globulin miễn dịch bao gồm kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và IgM (Xem thêm Gamma globulin hay Globulin miễn dịch). Các globulin đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể:
  • Tham gia duy trì cân bằng toan – kiềm.
  • Tham gia vào đáp ứng viêm của cơ thể.
  • Đóng vai trò chù đạo trong cơ chế phòng vệ miễn dịch và sản xuất các kháng thể.
  • Tham gia và điều hoà quá trình đông máu và tiêu fibrin.

Cần ghi nhận là xét nghiệm định lượng protein toàn phần của cơ thể tương đối thô sơ. Thực vậy, XÉT NGHIỆM này chì giúp phát hiện tình trạng giảm hay tăng tổng lượng protein lưu hành trong máu. Trong số các kỹ thuật cho phép nghiên cứu sâu hơn các protein lưu hành trong tuần hoàn, có thể kể tới:

1. Điện di các Protein trong huyết thanh (serum protein electro- phoresis): Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác định albumin và từng loại globulin. Kỹ thuật này sử dụng đặc tính của phân tử protein là mỗi phân tử protein được coi như một anion trong môi trường kiềm và sẽ di chuyển trong điện trường tới cực dương, theo một tốc độ riêng của phân tử protein. Điện dl protein huyết thanh được tiến hành trên acetat cellulose hay trên thạch agarose và cho phép tách protein trong huyết thanh thành 5 phần: albumin, alpha 1, alpha 2, bêta và gamma globulin.

2. Điện di miễn dịch các protein huyết thanh: Kỹ thuật này kết hợp giữa tách các protein huyết thanh trong một điện trường (điện di) với kết tủa từng loại protein bằng các huyết thanh miễn dịch đặc hiệu. Như vậy, sự xuất hiện trên gel thạch agarose các cung kết tủa cho phép định tính các globulin miễn dịch và chứng minh đặc điểm đơn dòng (monoclon) hay đa dòng (polyclon) của các globulin miễn dịch. Các bệnh lý globulin miễn dịch đơn dòng clon (monoclonal gammopathies) là một nhóm các rối loạn được đặc trưng bằng tình trạng tăng sinh của một clon duy nhất các tế bào huyết tương và tình trạng này tạo ra một protein đồng nhất về phương diện miễn dịch thường được gọi dưới tên parprotein hayprotein đơn dòng( monoclonal protein [M-protein]). Bệnh lý globulin miễn dịch đơn dòng thường đi kèm với các bệnh lý ung thư hay bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ ác tính như đa u tùy xương, bệnh tảng macroglobulin máu VValdenstrom, bệnh lơxêmi, bệnh chuỗi nặng và nhiễm amyloid. Các bệnh lý globulin miễn dịch đa dòng (polyclonal gammopathies) có thể là hậu quả của phản ứng viêm.

3. Định lượng các globulin miễn dịch: XÉT NGHIỆM này còn được gọi là điện di globulin miễn dịch đã được cố định (immunoíixation electro-phoresis). Kỹ thuật sử dụng các huyết thanh miễn dịch đặc hiệu cho phép định lượng các IgG, IgM, IgA. XÉT NGHIỆM này thường được chỉ định sau khi tiến hành điện di miễn dịch các protein huyết thanh phát hiện có tình trạng bệnh lý globulin miễn dịch đơn dòng nhằm để xác nhận hay loại trừ chẩn đoán đa u tủy xương.

Ghi chú:

Tất cả các bất thường của protein huyết thanh (tăng hay giảm nồng độ) hay các thay đổi chất lượng của các protein cần đựơc tiến hành làm thêm các XÉT NGHIỆM bổ sung để tìm kiếm nguyên nhân.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Để có được theo một cách đơn giản các thành phần protein có trong huyết thanh: Albumin và globulin. Vì vậy, XÉT NGHIỆM thường được chỉ định để:

  • Theo dõi các Bệnh nhân bị bệnh lý gamma globulin miễn dịch đon dòng.
  • Chẩn đoán các bệnh lý gamma globulin miễn dịch đơn dòng clon, khi được sử dụng kết họp với test cố định miễn dịch. .
  • Hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh gan, tình trạng giảm gammaglobulin máu, tăng gamma globulin máu, các tình trạng viêm, bệnh ly u tân sinh, bệnh thận vả bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Xét nghiệm cũng được xem xét chì định cho các bệnh nhân có tăng nồng độ protem toàn phần trong huyết thanh hoặc khi có các dấu hiệu và triệu chửng gợi ý sự có mặt của tình trạng rối loạn tế bào huyết tương.

Cách lấy bệnh phấm

Protein máu. XÉT NGHIỆM được tiên hành ưẻn huyết thanh. Không nhất thiết cần yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

  • Protein toàn phần trong huyết thanh: 6 -8 g/dL hay 60 – 80 g/L.
  • Albumin: 58 – 74% 3,3 – 5,5 g/dL hay 33 – 55 g/L.
  • Alpha; globulin: 2 – 3,5% 0,1 – 0,4 g/dL hay 1 – 4 g/L.
  • Alpha: globulin: 5,4 – 10,6% 0,5 – 1,0 g/dL hay 5-10 g/L. –
  • Beta globulin: 7 – 14% 0,5 – 0,9 g/dL hay 5-9 g/L.
  • Gamma globulin: 8 – 18% 0,6 – 1,4 g/dL hay 6-14 g/L.

Tăng nồng độ protein toàn phần máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Tình trạng mất nước nặng.

2. Bệnh đa u tủy xương.

3. Bệnh tăng macroglobulin máu Waldenstrom (Macro-globulinemia).

4. Các nhiễm khuẩn mạn tính và các bệnh tự miễn gây tăng gamma globulin máu.

5. Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).

Giảm nồng độ protein toàn phần máu

Các nguyên nhân chỉnh thường gặp là:

1. Hoà loãng máu.

2. Giảm khẩu phần protein: Suy dinh dưỡng. Nuôi dưỡng bằng dịch truyền tĩnh mạch không có protein.

3. Khiếm khuyết của quá trình tổng họp protein: Xơ gan. Viêm gan mạn tính.

4. Mất protein qua đường tiêu hoá:

  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Cắt ruột non.
  • Rò ruột.
  • Bệnh lý ruột gây mất Protein (“Protein – loosing” Enteropathie).

5. Mất qua nước tiểu:

  • Đái tháo đường.
  • Viêm cầu thận.
  • Bệnh tự miễn (Vd: bệnh lupus ban đỏ hệ thống).
  • Bệnh nhiễm amyloid (amyloidosis).
  • Huyết khối tĩnh mạch thận.
  • Tổn thương ống thận.
  • Sản giật.

6. Mất qua da (Vd: bỏng).

7. Mất vào khoang thứ ba (Vd: cổ chướng).

Tăng nồng độ albumin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm tụy cấp.
  • Mất nước.

Giảm nồng độ albumin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm túi mật cấp.
  • Không có albumin máu (analbuminemia) bâm sinh. – ĐTĐ.
  • Tình trạng mất protein qua đường tiêu hóa.
  • Tình trạng mất protein qua cầu thận.
  • Bệnh gan (Vd: xơ gan).
  • Bệnh U lympho Hodgkin.
  • Tình trạng cường giáp.
  • Tình trạng viêm.
  • Bệnh lơxêmi.
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Có thai.
  • Hội chứng mất protein (Protein – losing syndromes) hay bệnh ruột do dãn bạch mạch (enteropathy lymphangiectatic).
  • Bệnh thận.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Tình trạng stress.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm loét đại tràng.

Tăng nồng độ alpha globulin

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Nhiễm trùng cấp.
  • Tình trạng viêm cấp.
  • Ung thư biểu mô tuyến (carcinoma).
  • Viêm cầu thận mạn.
  • Xơ gan.
  • ĐTĐ.
  • Tình trạng rối loạn protein máu (dysproteinemia).
  • Tình trạng mất protein qua cầu thận.
  • Tổn thương gan.
  • Bệnh u lympho Hodgkin.
  • Tình trạng giảm albumin máu.
  • Các bệnh lý viêm.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Viêm tủy xương.
  • Bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Có thai.
  • Bệnh thận.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Tình trạng stress.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm đại tràng loét.

Giảm nồng độ alpha globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gập là:

  • Thiếu hụt alphaI – antitrypsin.
  • Xơ gan.
  • Thiếu máu do tan máu.
  • Bệnh gan.
  • Các ung thư di căn gan.
  • Tình trạng cường giáp.
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Xơ cứng bì.
  • Tình trạng đói ăn.
  • Phân mỡ.
  • Viêm gan do virus.

Tăng nồng độ beta globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tình trạng viêm cấp.
  • Không có albumin máu.
  • ĐTĐ.
  • Tình trạng rối loạn protein máu (dysproteinemia).
  • Mất protein qua cầu thận.
  • Tăng cholestérol máu.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Bệnh đa u tủy xương.
  • Hội chứng thận hư
  • . Vàng da do tắc mật.
  • Có thai.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Viêm gan do virus.

Giảm nồng độ beta giobulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh gan.
  • Bệnh lơxêmi.
  • u lympho.
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Các ung thư di căn.
  • Xơ cứng bì.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tình trạng đói ăn.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm đại tràng loét.

Tăng nồng độ gamma globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Ung thư giai đoạn tiến triển.
  • Viêm gan mạn.
  • Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis).
  • Bệnh gan.
  • Bệnh U lympho Hodgkin.
  • Phản ứng tăng mẫn cảm.
  • Bệnh lofxemi.
  • Bệnh gamma globulin đơn dòng (monoclonal gammapathy) (Vd: bệnh đa u tủy xưong).
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Các nhiễm trùng do virus.
  • Bệnh tăng macroglobulin máu của Waldenstrom.

Giảm nồng độ gamma globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Không có globulin máu (agammaglobulinemia).
  • Mất protein qua cầu thận.
  • Giảm gamma globulin máu.
  • Bệnh lơxêmi
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tình trạng đói ăn.
  • Viêm đại tràng loét.

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm

Tình trạng hòa loãng và cô đặc máu sẽ làm biến đổi giá trị tuyệt đối (song không làm thay đôi tỷ lệ %) theo hướng song hành với các biến đổi giá trị hematocrit. Tất cả các trường hợp tăng P-lipoprotein máu cũng sẽ làm tăng nồng độ P-globulin máu. Các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM là: Aspirin, corticosteroid, estrogen, penicillin, phenytoin, procainamid, thuốc ngừa thai uống, progestin. Tiêm vaccin gây miễn dịch trong vòng 6 tháng trước đó có thể làm tăng nồng độ các globulin miễn dịch.

Lợi ích của định lượng protein máu

1. xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thể tích trong lòng mạch của bệnh nhân.

2. xét nghiệm cho phép xác định tình trạng tăng protein máu và phát hiện bệnh đa u tủy xương và các rối loạn protein máu khác, tình trạng viêm, bệnh tự miền, nhiễm trùng.

3. xét nghiệm không thẻ thiếu ưong thăm dò các bệnh lý gây mat protein vì vậy giúp cune cấp các thông tin hữu ích để chẩn đoán phù, tràn dịch màne phồi và cồ chướng.

Lợl ích của định lượng từng thành phần protein máu

Đây là một xét nghiệm tốt giúp định hướng chẩn đoán rất nhiều bệnh lý gặp trên lâm sàng:

1. Nồng độ albumin máu:

Giảm nồng độ albumin máu xuống dưới 45% luôn mang ý nghĩa bệnh lý và có thể gặp trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng giảm hấp thu (hay ỉa chảy mạn tính) và xơ gan. Tăng nồng độ albumin máu thường không có ý nghĩa bệnh lý chuyên biệt gì.

2. Nồng độ globulin máu.

  • Tăng nồng độ globulin máu là một tình trạng rất thường gặp trên lâm sàng và giúp định hướng:
    • Một bệnh lý viêm: Với tăng ưu thế các alpha2 – globulin.
    • Bệnh lý gan: Trong xơ gan (tăng p và y – globulin); tắc mật (tăng P-globulin); tình trạng viêm mạn thậm chí ung thư gan (tăng a-2-globulin).
    • Đáp ứng với kích thích sinh kháng nguyên của vi khuẩn hay các tác nhân vi sinh vật khác: Tăng đa dòng globulin miễn dịch tạo nên các băng lớn bờ không rõ rệt khi tiến hành điện di protein máu trên môi trường acetat cellulose.
    • Bệnh bạch cầu lympho đơn dòng: Phân tích kết hợp các dữ liệu lâm sàng và điện di miễn dịch cho phép chẩn đoán bệnh đa u tủy xương, bệnh macroglobulin máu Waldenstrom, bệnh lơxêmi mạn dòng lympho, u lympho tế bào B.
  • Giảm globulin máu là một tình huống hiếm gặp: Ngoài tình trạng không có globulin máu bẩm sinh và ở trẻ đẻ non, cũng có thể thấy tình trạng này trong hoại tử gan cấp và một sô bệnh lý ác tính của hệ thống võng nội mô. Giảm a-l-globulin là một bằng chứng để chẩn đoán tình trạng thiếu hụt enzym a-l-antitrypsin.

3. Điện di protein máu cần được xem xét chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có tình trạng tăng nồng độ protein toàn phần trong máu hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý có thể có tình trạng rối loạn tế bào plasma. Các tình trạng này có thể bao gồm một hoặc nhiều biểu hiện sau:

  • Tăng tốc độ lắng hồng cầu hoặc độ nhớt máu.
  • Tình trạng thiếu máu không cắt nghĩa được, đau lưng, yếu cơ hoặc mệt mỏi.
  • Nhược xương (osteopenia), có các tổn thương tiêu xương hoặc gãy xương tự nhiên.
  • Suy thận với cặn nước tiểu không có bất thường.
  • Tình trạng protein niệu nặng ờ bệnh nhân > 40 tuổi.
  • Tăng nồng độ canxi máu.
  • Tăng gamma globulin máu.
  • Suy giảm globulin miễn dịch.
  • Protein niệu loại protein của Bence Jones.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên không cắt nghĩa được căn nguyên.
  • Nhiễm trùng tái phát.
Scroll to Top